Cây Thuốc Nam

Rau Nhút và Thực hư về 14 Công dụng “đáng chú ý”

Rau Nhút và Thực hư về 14 Công dụng “đáng chú ý”

xem thêm shop hoa tươi hải dương

Rau nhút không chỉ là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và quen thuộc với gia đình Việt mà thực phẩm này còn được Đông y xem như một vị thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích. Hôm nay Cây thuốc dân gian sẽ cùng bạn tìm hiểu về loài thực vật tuyệt vời này nhé!




<!–

Rau nhút không chỉ là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và quen thuộc với gia đình Việt mà thực phẩm này còn được Đông y xem như một vị thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích. Hôm nay Cây thuốc dân gian sẽ cùng bạn tìm hiểu về loài thực vật tuyệt vời này nhé!

Mục Lục

1, Tên khoa học 

Rau nhút (hay còn gọi là rau rút) có tên khoa học là neptunia oleracea, thuộc họ đậu.

2, Đặc điểm hình thái

Rau nhút là một loài cây mọc dưới nước, không giống các loại thực vật khác, chúng có thân ngầm, mọc bò, nổi ngang mặt nước. Bén rễ ở các mấu. Quanh thân có phao xốp màu trắng.Rau nhút là gì

rau nhút có dạng kép lông chim hai lần, là chét nhiều, nhỏ, dài 0.5 đến 2cm, rộng 0.2 đến 0.4cm, xếp đều đặn, sít nhau từng đôi một, cuống dài 5 đến 7cm, gấp khúc ở gốc. Lá rau nhút thường khép lại nhanh chóng khi đột ngột chạm vào (do nước rút nhanh từ phiến lá chét vào cuống lá), rất giống cây xấu hổ.

Hoa họp thành đầu, màu vàng. Quả chứa 6 hạt dẹt, nhẵn. Mùa hoa quả vào tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Cây có thể mọc rộng bao chùm khắp miệng ao.

Rau nhút thường được dân gian sử dụng làm rau ăn. Loài cây này có vị ngon đặc trưng, đặm đà hơn các loại rau thông thường khác nên được người dân rất ưa chuộng. Trên thị trường rau nhút có giá bán cao hơn gấp 2 lần các loại rau khác.

Nhiều nơi dùng rau nhút ăn gỏi, ăn sống, nấu lẩu, xào, nấu canh….

3, Nơi phân bố

Rau nhút mọc nhiều tại Ấn Ðộ, Malaixia, Việt Nam tại những nơi ao đầm, mương rạch, có sình lầy. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng.

Ở Việt Nam rau nhút được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng đồng bằng bắc bộ.

4, Tính vị

Rau nhút tính mát, vị ngọt. Tác dụng vào 2 kinh can, phế.

5, Thành phần hóa học

Rau nhút có thành phần các dược chất rất cao đặc biệt là canxi và các khoáng chất (Lượng khoáng chất trong rau rút cao hơn nhiều các loại rau xanh thông thường khác).

Bên cạnh đó, trong rau nhút còn chứa nhiều vitamin, nhiều amin cần thiết như vitamin và nhiều amin cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionon, threonine,…

Rau nhút không chỉ là một loại thực phẩm ngon miệng, phù hợp với nhiều món ăn mà loài thực vật này còn được Đông y xem như một vị thuốc trị bệnh vô cùng hiệu quả. Một số tác dụng và bài thuốc chữa bệnh có thể kể đến như:

Rau nhút chữa bệnh gì

1, Tác dụng điều trị chứng mất ngủ

Rau nhút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 đến 5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.

2, Điều trị cảm sốt cao

Rau nhút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần, cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn.

Hoặc rau nhút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền.

Cách khác: Rau nhút 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g. Khi thuốc đã sắc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, ngày uống 1 thang. Cần uống 3 ngày liền.

3, Công dụng điều trị mất ngủ sau khi khỏi sốt

Rau nhút 30g, lá sen 10g, khoai sọ 25g. Cho ninh thật nhừ thêm mắm muối vừa ăn, ăn cả cái và nước.

4, Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, sinh mụn nhọt

Lấy một lượng rau nhút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống thay nước hằng ngày. Nấu ấm nào uống hết trong ngày, không để qua đêm. Ăn với cơm với các món nấu từ rau rút để tăng thêm hiệu quả.

5, Tác dụng chữa nóng khát táo bón, đái đỏ sẻn

Dùng rau nhút ăn sống hoặc ép lấy nước uống sống, hoặc làm chín bằng dạng canh ăn trong vài ngày.

6, Chữa bướu cổ

Ăn rau nhút hằng ngày bằng cách thay đổi cách chế biến như trên, trong một tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng rau nhút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Sắc uống.

7, Chữa rắn giun cắn (rắn nhỏ giống con giun đất to)

Rau nhút 7 ngọn nếu là nam, 9 ngọn nếu là nữ, giã nát lấy nước cốt để uống, bã đắp chỗ bị rắn cắn.

8, Công dụng trị phù thũng

2 nắm rau nhút (cả thân) rửa sạch, giã nát lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng (dễ bị đi ngoài lỏng) thì luộc ăn cái, uống nước. Hoặc ăn sống trong bữa cơm kèm thức ăn khác. Trong vài ngày có kết quả.

9, Chữa đẻn cắn (rắn biển)

Rau nhút 20g, giã nát với ít muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay 15g rau nhút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh. Rau nhút nấu canh loãng ăn thường xuyên hay ăn rau sống đều được.

Rau nhút có tac dụng gì

10, Có tác dụng tăng cường hệ tiêu hoá

Rau nhút có thể ăn sống hay giã nát lấy nước cốt để uống. Ngày dùng 2 lần.

11, Chữa bệnh sốt, không ngủ được

Rau nhút 20g, kinh giới 12g, lá sen 10g. Khi thuốc đã sắc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, ngày uống 1 thang. Uống liên tục 3 ngày liền.

12, Sốt cao khát nước

Đem 30g rau nhút giã nhỏ vắt lấy nước cốt để uống.

13, Khó ngủ nhức đầu

Rau nhút 300g cùng cá rô 200g. Làm sạch cá, chỉ lấy phần nạc đem ướp gia vị. Phần xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 400 ml.

Đem phần nước xương vừa lọc đi đun sôi rồi cho rau rút và phần cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, ăn liền 5 ngày.

14, Trị nóng trong

Lấy 30g rau nhút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn.

Có rất nhiều loại rau tốt cho sức khỏe hoặc phù hợp với bà bầu và rau nhút cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, một vài sai lầm gì đó trong quá trình ăn uống hoặc liều lượng sử dụng loại rau này sẽ gây ra điều không tốt cho bà bầu.

Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào nêu ra những tác động xấu của rau nhút với bà bầu. Tuy vậy các mẹ bầu vẫn cần phải cẩn trọng khi sử dụng vì rau nhút có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.

Hơn nữa rau nhút rất dễ được trồng trong các vùng nước bẩn, sình lầy chứa nhiều chất độc và kim loại nặng, dễ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các bà bầu cũng cần chú ý, không được ăn rau tái, hoặc sống. Cần phải ăn rau chín để tránh các tình trạng bệnh không đáng có.

Rau nhút giúp cho tình trạng nóng trong người, chảy máu cam hoặc nổi mụn nhọt trên người thuyên giảm bằng cách lấy rau sắc nước hơi loãng để uống hàng ngày, đồng thời ăn các món ăn chế biến từ rau rút trong bữa cơm.

Với những người bụng yếu, dễ bị đi ngoài thì nên luộc rau ăn, đồng thời uống nước nhiều lần.

Ăn rau giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

1, Canh cua rau nhút

Món ăn này có tác dụng cung cấp canxi cho xương chắc khỏe, rau nhút thơm thơm lạ miệng bảo đảm sẽ rất thích hợp cho cả gia đình mình!

Canh cua rau nhút

Nguyên liệu:

Cách tiến hành:

Bước 1: Cua đồng ngâm nước cho rã bùn, xóc rửa sạch, lột mai cua để lấy gạch, thân cua bỏ yếm, rửa lại, để ráo rồi xay nhuyễn.

Bước 2: Rau nhút nhặt khúc vừa ăn, rửa sạch. Ngò gai cắt nhuyễn. Ớt sừng xắt sợi.

Bước 3: Hòa thịt cua đã xay với 1 lít nước, dùng tay bóp đều, gạn lấy nước, bỏ xác, cho vào nước cua 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm chấm, bắc nồi lên bếp, đun nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều đến khi thịt cua nổi lên mặt.

Bước 4: Vớt thịt cua để riêng, cho rau nhút vào nấu vừa chín. Phi hành băm với dầu cho thơm, xào gạch cua, nêm với 1/2 thìa cà phê hạt nêm.

Bước 5: 1/2 thìa cà phê nước mắm chấm Knorr cho vừa ăn, cho vào nồi nước thịt cua, khuấy đều.
Múc canh vào bát, rắc ngò gai, ớt xắt vào, dùng nóng.

2, Canh sườn khoai sọ nấu rau nhút

Canh sườn khoai sọ rau nhút

Nguyên liệu:

Cách tiến hành:

Bước 1: Khoai gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng vừa ăn.

Bước 2: Sườn lợn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp sườn với chút mắm và hành tím khoảng 30 phút cho ngấm.

Bước 3: Đặt nồi to lên bếp, cho sườn vào đảo đều, sườn vừa chín hết bên ngoài thì cho khoai vào đảo cùng khoảng 1-2 phút nữa, thêm nước cho ngập trên khoai một chút rồi đun nhỏ lửa để sườn và khoai cùng chín nhừ.

Bước 4: Rau nhút nhặt sạch, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 5: Khi khoai đã mềm, cho thêm nước vừa ăn, thêm hạt nêm. Đun sôi trở lại thì cho rau nhút vào, nồi canh vừa sôi trở lại là được.

Rau nhút không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng mà loài thực vật này còn được Đông y xem như một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Qua bài viết này, Cây thuốc dân gian hi vọng bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân từ rau nhút nhé!

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nam Đặng Hoàng
Địa chỉ: Số 18, ngách 376/1, ngõ 376 Đường Bưởi, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0983.028.209 – Email: caythuocdangian18@gmail.com

Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không tự ý áp dụng khi chưa có chỉ dẫn của thầy thuốc. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ kết quả nào xảy ra.

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

Rau nhút không chỉ là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và quen thuộc với gia đình Việt mà thực phẩm này còn được Đông y xem như một vị thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích. Hôm nay Cây thuốc dân gian sẽ cùng bạn tìm hiểu về loài thực vật tuyệt vời này nhé!

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

 

dienhoavip.vndiachishophoa.vn , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

 

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *