Cây Thuốc Nam

Tỏi: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Tỏi: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả Mời Bạn xem đặc Điểm

Tỏi: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả . xem thêm : shop hoa tươi nam đinh

Tỏi không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình mà nó còn là một vị thuốc rất tốt để điều trị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng tỏi như thế nào mới phát huy được tác dụng của chúng đối với sức khỏe, hãy cùng Xem Luon tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này nhé!

Giới thiệu về tỏi. Tỏi: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Tỏi là gì?

Tên khoa học: Allium sativum (L).

Họ: Hành (Alliaceae)

 

Tỏi không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình mà nó còn là một vị thuốc rất tốt để điều trị bệnh

Tỏi là một loài thực vật thuộc có họ hàng với hành như hành tây, hành tím được con người sử dụng làm gia vị trong các món ăn cũng như được sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh. Tỏi thuộc nhóm thực vật thân thảo. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải có rãnh khía, mép lá hơi ráp.

Thân cây có màu xanh lục, có hoa mọc ở đỉnh thân. Thân mọc trực tiếp từ dưới củ, vươn thẳng lên hay còn được gọi là cán hoa, có chiều cao 55 cm. Rễ chùm, củ tỏi mọc trên nền đất, có nhiều tép tỏi nhỏ. hần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi và cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Đây là bộ phận tổng hợp và dự trữ chất dinh dưỡng. Là bộ phận quan trọng nhất của cây tỏi.

Tỏi rất dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kì nhanh chóng nên ai cũng có thể trồng tỏi. Có thể trồng trong đất rộng hay thùng xếp, chậu kiểng đều được. Tỏi ưa môi trường nóng và ẩm nên gặp điều kiện này sẽ không mọc mầm.

Có mấy loại tỏi?

Hiện nay người ta tìm thấy có những loại tỏi sau đây:

Tỏi sứ

Đây là loại cổ cứng, trắng muốt như sứ, mỗi củ chỉ chứa 4-5 tép tỏi. Tỏi sứ trông rất đẹp nhưng mùi rất mạnh.

Tỏi sọc tím 

Tỏi có mùi hương rất mạnh và là gia vị ưa thích của nhiều người nhưng khi nấu với lửa lớn thì sẽ mất hương nên người ta thường nấu ở nhiệt độ thấp.

Tỏi Tây Ban Nha (còn gọi tỏi đỏ)

Tỏi có màu tím sẫm, mùi hương nhẹ, có hàm lượng đường cao.

Tỏi Ý

Có nhiều tép và hương vị hoang dã, dễ bị mọc mầm.

Tỏi đen

Tỏi đen là tỏi công nghệ không phải tỏi trồng tự nhiên mà có. Tỏi đen được lên men ở nhiệt độ cao để có vị ngọt và làm tăng hương vị mạnh.

Tỏi tía

Tỏi tía là loại tỏi củ nhỏ, tép màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và rất thơm. Tỏi tía được trồng ở hai xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông Mai Châu. Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có được. Tỏi tía có nhiều tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh.

Tỏi cô đơn

Đây cũng là tỏi đặc sản của Việt Nam. Tuy củ hơi nhỏ nhưng người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi chất lượng củ tỏi được tạo nên từ thổ nhưỡng của vùng đất bazan đặc trưng.

Tỏi phân bố ở đâu?

Tỏi rất dễ trồng nên phân bố rất rộng rãi. Ở Việt Nam có nhiều vùng đất trồng tỏi nổi tiếng như đảo Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang … Trong đó Huyện đảo Lý Sơn là vùng đất nổi tiếng nhất về việc trồng tỏi. Sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm trồng trọt đã giúp cho vùng đất này có một loại tỏi mà không vùng đất nào có được, đó là tỏi cô đơn. Loại tỏi này khác với loại tỏi thường. Mỗi củ tỏi mồ côi chỉ có một tép và khi ăn có mùi thơm rất đặc trưng. Nó có giá thành cao hơn nhiều so với loại tỏi thường

Tỏi Phan Rang được trồng trên vùng đất cát nắng nên tép tỏi nhỏ, săn chắc, chất lượng cao hơn hẳn các khu vực khác.

Tỏi cô đơn là đặc sản của Lý Sơn

Tỏi cô đơn là đặc sản của Lý Sơn

Thu hái và sơ chế tỏi

Tỏi được trồng quanh năm. Thường sau khi trồng được 140 ngày, đợi phần lá tỏi có màu vàng thì bắt đầu thu hoạch tỏi.

Sơ chế tỏi: Tỏi sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ tạp chất, phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát.

Thành phần hóa học có trong tỏi

Trong tỏi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), … Các khoáng chất sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…

Đặc biệt thành phần quan trọng của tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides… các chất germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh,…

Một thành phần quan trọng nhất của tỏi đó là allicin. Tuy nhiên trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm hay đập dập, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. Vì vậy nên khuyến khích nấu ăn làm ra vị nên đập nhỏ tỏi để có tác dụng tốt nhất.

Khám phá: Nguồn gốc của lá hẹ : Tác dụng chữa bệnh của lá hẹ

Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe và trong điều trị bệnh

Tác dụng của tỏi theo Đông y

Theo Đông y tỏi có cay, tính ấm có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc

Theo Đông y tỏi có cay, tính ấm có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc

Theo Đông y tỏi có cay, tính ấm có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc. Đặc biệt chất Alliicin trong tỏi có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh. Tỏi còn có tính lợi tiểu là do các fructosan và tinh dầu. Vì vậy trong y học cổ truyền thường dùng tỏi để điều trị:  Cảm mạo, Lỵ amip, lỵ trực khuẩn, Viêm ruột ăn uống không tiêu, Mụn nhọt đau sưng, điều hoà hệ sinh vật của ruột, trị giun đặc biệt là giun kim…

Trong dân gian người ta dùng một lọ rượu ngâm Tỏi để uống có tác dụng đối với thấp khớp, sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt, viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản, ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày, trĩ nội và trĩ ngoại, tiểu đường, huyết áp thấp, huyết áp cao …

Tác dụng của tỏi theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, tỏi có những tác dụng sau:

1. Tỏi chống và phòng tránh cảm cúm

Trong tỏi chứa nhiều allicin, là một chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi rút. Theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng,ăn tỏi hàng ngày sẽ giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, ăn tỏi giúp giảm 70% thời gian bị cảm, sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

2. Tỏi làm giảm huyết áp

Trong tỏi có chứa chất  polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất tế bào nội mạc , làm giãn thành mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Tỏi làm giảm huyết áp

Tỏi làm giảm huyết áp

3. Tỏi giúp phòng chống ung thư

Ăn tỏi phòng chống ung thư là một tác dụng đã được khoa học chứng minh. Hợp chất allicin có trong tỏi có tác dụng làm chậm và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và dạ dày, làm giảm tỷ lệ khối u ung thư.

Bên cạnh đó, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng là tác nhân gây ung thư đối cho cơ thể. Thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do giúp  phòng ngừa ung thư hiệu quả.

4. Tỏi giúp cải thiện chức năng xương khớp

Trong tỏi chứa nhiều vitamin như vitamin C, vitamin B6 và các khoáng chất như mangan, kẽm… các chất chống oxy hóa có tác dụng  ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.

Đối với phụ nữ nhất là sau sinh và thời kỳ sau trưởng thành thường tốc độ giảm xương rất nhanh. Vì vậy bạn nên ăn tỏi mỗi ngày để giúp làm chậm quá trình loãng xương. Những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt sau một thời gian sử dụng.

5. Tỏi phòng ngừa các bệnh tim mạch

Tỏi có tác dụng loại bỏ các cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể,loại bỏ các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu giúp bảo vệ thành mạch máu. Nghiên cứu chứng minh ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài ra tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối nên có tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh tim mạch.

6. Tỏi có tác dụng cường dương đối với nam giới

Tỏi có tác dụng cường dương đối với nam giới

Tỏi có tác dụng cường dương đối với nam giới

Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh, nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích đối với nam giới. Theo khoa học, sự cương cứng của dương vật nam giới cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi giúp sản sinh ra loại men này nên ăn tỏi sống giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm hay liệt dương.

Cách làm khá đơn giản, chỉ cần mỗi ngày bạn ăn 1 – 2 nhánh tỏi/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch. Khả năng tình dục sẽ được cải thiện rõ rệt.

7. Tỏi giúp giảm căng thẳng nâng cao sức mạnh cơ bắp

Trong tỏi có chứa chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp. Vì vậy ăn tỏi sẽ giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và giúp nâng cao thể lực.

8. Tỏi giúp ngừa bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer hay hay gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ. Thành phần chất chống oxy hóa có trong củ tỏi vừa có tác dụng tăng enzyme chống oxy hóa vừa làm giảm stress hiệu quả rất tốt cho tế bào thần kinh. Bạn chỉ cần ăn tỏi sống hoặc sử dụng tỏi để làm gia vị nước chấm, nấu ăn mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa căn bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Tác dụng của tỏi trong làm đẹp

Ngoài tác dụng đối với sức khỏe, ít ai biết tỏi còn được sử dụng để làm đẹp da, trị mụn và giúp da mịn màng hơn.

Trong tỏi có rất nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin  B, B1 và E có tác dụng tăng sức đàn hồi, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, làm trắng da, chống rụng tóc, trị mụn…

Bên cạnh đó, hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi còn có tác dụng cản trở hoạt động của gốc tự do đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, phòng tránh mụn cũng như tình trạng dị ứng và các bệnh ngoài da khác.

Trong tỏi có rất nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin  B, B1 và E có tác dụng tăng sức đàn hồi, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, làm trắng da, chống rụng tóc, trị mụn

Trong tỏi có rất nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin  B, B1 và E có tác dụng tăng sức đàn hồi, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, làm trắng da, chống rụng tóc, trị mụn

Cách làm đẹp da từ tỏi

Trị mụn bọc: Bạn trộn nước ép của 2 nhánh tỏi với giấm  sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn bọc.

Trị mụn đầu đen: Dùng hai nhánh tỏi đập dập cùng một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong trộn đều với nhau rồi đắp lên vùng da bị mụn đầu đen khoảng 2 phút rồi rửa sạch với nước lạnh. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau trong 3 ngày mụn sẽ hết.

Hoặc bạn cắt đôi nhánh tỏi sau đó đi trực tiếp lên vết mụn  xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi rửa sạch lại với nước. Lưu ý không để hỗn hợp này trên da quá lâu vì thành phần hoạt chất slphur có trong tỏi có thể làm bỏng da.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp tỏi cùng các thành phần khác như giấm, muối, mật ong… để làm đẹp hàng ngày. 

Một số bài thuốc có chứa tỏi

1. Tỏi chữa cảm cúm

 

Tỏi chữa cảm cúm

Cảm cúm thường do vi rút xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Trong tỏi chứa chất kháng sinh mạnh có thể giúp tiêu diệt vi rút và giảm các triệu chứng bệnh.

Bạn có thể ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1-2g Tỏi tươi nhai sống hoặc giã nhỏ lấy nước nhỏ vào mũi. Lưu ý là không nên nhỏ mũi nước tỏi cho trẻ nhỏ và nên pha loãng để nhỏ để tránh làm bỏng rát.

>>>> đọc thêmTáo đỏ – Táo tàu: nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả

2. Tỏi chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn

Chất kháng sinh Alliicin trong tỏi có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh trong tỏi rất mạnh nên những người bị lỵ amip, lỵ trực khuẩn nên dùng tỏi để chữa trị.

Mỗi ngày bạn dùng 4-6g Tỏi sắc uống hoặc giã 10g Tỏi, ngâm vào 100ml nước sôi để nguội để khoảng 2 giờ cho ngấm ra nước rồi lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ im khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần làm song song với ăn mỗi ngày 6g Tỏi sống chia làm 3 lần. Sau khoảng 5-7 ngày thì sẽ khỏi.

3. Tỏi chữa ung nhọt, áp xe viêm tấy

Tỏi có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên cũng được sử dụng để chữa ung nhọt, áp xe hay các vết sưng tấy.

Khi bị các vấn đề trên chỉ cần giã dập Tỏi, đắp 15-20 phút hoặc  có thể trộn với ít dầu Vừng mà đắp vào chỗ sưng đau sẽ có kết quả.

4. Tỏi chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông

Tỏi có tác dụng kích thích tiêu hóa, điều trị đầy hơi, đầy bụng, đại tiện không thông khá hiệu quả. Khi gặp phải những vấn đề tiêu hóa này bạn nên giã Tỏi nhỏ rồi rịt vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo để tránh tỏi quá nóng), đồng thời lấy Tỏi giã dập bọc bông lại nhét vào hậu môn sẽ hết bệnh.

 

Tỏi: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

5. Tỏi trị giun kim, giun móc

Thường xuyên ăn Tỏi sống hoặc dùng nước Tỏi 5-10% 100ml, thụt vào hậu môn có thể trị giun kim và giun móc rất hiệu quả. Nếu trẻ nhỏ bị giun kim bạn có thể nghiền rễ con ngâm trong sữa cho trẻ uống.  Tỏi: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

6. Tỏi trị bí tiểu tiện, viêm bàng quang

Trong tỏi chứa fructosan và tinh dầu có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy khi bị bí tiểu, viêm bàng quang dùng 6 củ Tỏi, cho vào dầu Dừa, nấu riu riu trên lửa nhỏ rồi lấy ra để ấm áp vào bụng.

>>> đọc thêm :Hoa tươi Thanh Oai Hà Nội

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi . Tỏi: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

  • Nên băm nhuyễn tỏi và để trong không khí từ 10 đến 15 phút mới ăn để làm tăng tác dụng của enzyme. 
  • Không ăn tỏi lúc đói, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày. 
  • Ăn quá nhiều tỏi có thể dễ bị viêm kết mạc ở mắt nên những người có thị lực yếu, mắt cận nên hạn chế ăn tỏi.
  • Những người dễ bị tiêu chảy nên hạn chế ăn tỏi. 
  • Không ăn tỏi cùng với các loại thực phẩm khác như: trứng, thịt chó, cá trắm, thịt gà… vì các loại thực phẩm này kỵ nhau.
  • Những người đang điều trị bệnh bằng thuốc chống đông máu không nên ăn tỏi.
  • Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì có thể làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

Tỏi là một vị thuốc, loại gia vị quen thuộc được dùng hàng ngày nên mọi người thường chủ quan, ít để ý đến cách dùng của nó. Đã có không ít người sử dụng để điều trị bệnh nhưng lại lợi  bất cập hại. Vì vậy bạn nên chú ý tham khảo thật kỹ về tính năng, cách sử dụng sao cho đúng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

Tỏi không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình mà nó còn là một vị thuốc rất tốt để điều trị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng tỏi như thế nào mới phát huy được tác dụng của chúng đối với sức khỏe, hãy cùng Xem Luon tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này nhé!

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

stt hay về tình yêu đặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương ,

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

ý ngĩa hoa lay ơn

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *