Cây Thuốc Nam

Đương quy: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Đương quy: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả Mời Bạn xem đặc Điểm

Đương quy: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả . xem thêm : shop hoa tươi nam đinh

Nhắc đến đương quy, người ta thường nghĩ đến ngay vị thuốc dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, ít người biết bên cạnh những tác dụng đối với phụ nữ, đương quy còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Hãy cùng Xem Luon tìm hiểu thêm về loại thảo dược này nhé!

Giới thiệu về đương quy .  Đương quy: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Đương quy là gì?

Tên gọi đương quy bắt nguồn từ một truyền thuyết kể về chuyện tình cảm động của 2 vợ chồng nghèo. Chàng trai đi tìm thuốc sau nhiều năm không về, vợ được mẹ chồng khuyên đi lấy chồng khác. Sau đó người vợ bị bệnh và người chồng trở về mang thuốc này đến trị cho vợ khỏi bệnh. Cảm động trước tấm chân tình của người chồng trước, người chồng sau đã trả vợ mình về.

Từ đó vị thuốc này có tên là Đương quy có nghĩa là nên về, đáng về. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền truyền thuyết này về đương quy và đây cũng là vị thuốc chuyên dùng để điều trị các bệnh cho phụ nữ. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, vị thuốc này có tác dụng nuôi huyết, điều khí, làm cho khí huyết đang rối loạn quay về chỗ cũ nên mới có tên là đương quy.

theo y học cổ truyền, vị thuốc này có tác dụng nuôi huyết, điều khí, làm cho khí huyết đang rối loạn quay về chỗ cũ nên mới có tên là đương quy
Theo y học cổ truyền, vị thuốc này có tác dụng nuôi huyết, điều khí, làm cho khí huyết đang rối loạn quay về chỗ cũ nên mới có tên là đương quy

Tên gọi khác: Sâm Đương Quy, vân quy, tần quy

Tên khoa học: Angelica sinensis

Tên tiếng Anh: Angelica, female ginseng.

>>> đọc thêmTop 7 Shop Hoa Nhập Đà Nẵng

Đương quy thuộc loại cây thân thảo lớn, thường cao đến 80cm và sống nhiều năm. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc có khi không cuống. Ra hoa khoảng tháng 7.  Cụm hoa tán kép, có màu trắng lục nhạt. Quả bế màu tím nhạt và có rìa.

Đương quy phân bố ở đâu?

Đương quy thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Loại cây này bắt nguồn từ Trung Quốc. Hiện nay nguồn đương quy chủ yếu được nhập ở Trung Quốc và Triều Tiên.

Ở Việt Nam, cây đương quy được du nhập từ những năm 1960. Hiện nay, đương quy được trồng nhiều ở các tỉnh vùng như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu  và Lâm Đồng tuy nhiên chưa được rộng rãi.  Đương quy: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Thu hái và chế biến đương quy

Bộ phận dùng: Rễ

Thu hái: Người ta thường thu hái đương quy vào mùa thu vì đây là khoảng thời gian mà cây có chất lượng cao nhất.

Chế biến đương quy: Sau khi thu hái đương quy người ta sẽ cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi hoặc sao khô để sử dụng tùy mục đích. Có 3 cách chế biến đương quy như sau:

Quy đầu: Lấy một phần về phía đầu. Đây là phần rễ chính to nhất.

Quy thân: Phần rễ phụ lớn, bỏ đầu và đuôi

Quy vĩ: Lấy phần rễ phụ nhỏ và nhánh

Rễ sau khi  thu hoạch sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

au khi thu hái đương quy người ta sẽ cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi hoặc sao khô để sử dụng tùy mục đích
Sau khi thu hái đương quy người ta sẽ cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi hoặc sao khô để sử dụng tùy mục đích

Thành phần hóa học có trong đương quy

Trong các bộ phận được dùng làm thuốc thì phần rễ chính hay quy đầu là có nhiều dược tính nhất.  Trong rễ có chứa các thành phần sau đây:

  • Tinh dầu: Theo nghiên cứu, trong rễ đương quy có hàm lượng  tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy gồm các chất: Ligustilide, n-butyliden phthalide, n-valerophenon-o- carboxylic acid, n-dodecanol
  • Nhóm Furanocoumarin: psoralen, bergapten, sesquiterpen, archangelicin
  • Nhóm phytosterol: β-sitosterol, β-sitosteryl palmitate
  • Các acid hữu cơ: acid ferrulic, acid myristic, acid succinic, acid folic, acid nicotinic, acid folinic, acid palmitic.
  • Một số vitamin: vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin A, vitamin B12 (0,25-0,4µg/100g).

Tác dụng của đương quy đối với sức khỏe và trong chữa bệnh

Tác dụng của đương quy trong Đông y

Theo Đông y, toàn bộ rễ Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, bổ ngũ tạng, hoạt huyết, giải uất kết, hoạt tràng thông tiện, giúp giải độc, và là một vị thuốc mang tính bổ huyết là chính. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, mỗi phần khác nhau của đương quy có tác dụng khác nhau: Phần trên cùng (quy đầu) thiên về chỉ huyết, phần thân giữa (quy thân) thiên về bổ huyết và phần rễ (quy vĩ) thì thiên về hoạt huyết, ngăn ngừa tình trạng ứ huyết.

Đương quy là một vị thuốc mang tính bổ huyết là chính
Theo Đông y, Đương quy là một vị thuốc mang tính bổ huyết là chính

Một số tác dụng của đương quy trong Đông y như:

  • Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, hội chứng tiền mãn kinh, sản hậu…
  • Giúp điều trị thiếu máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, gầy còm
  • Điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém
  • Điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và bệnh táo bón
  • Điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.
  • Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.

Tác dụng của đương quy theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu hiện đại, đương quy có những tác dụng sau:

1. Đương quy điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não

Đương quy điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não
Đương quy điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não

Một số nghiên cứu cho thấy, đương quy có chứa hợp chất ligustulid, hoạt chất này giúp tăng tuần hoàn máu và một số chất hỗ trợ hạn chế xuất hiện tình trạng đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính, tắc nghẽn máu não, acid hữu cơ ferulic có thể ức chế sự kết tập tiểu cầu, giúp điều trị các bệnh về não bộ và tăng cường tuần hoàn não tốt hơn.

>>> đọc thêmĐông trùng hạ thảo: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả

Cách làm: Để điều trị các hội chứng thiếu máu, tăng cường tuần hoàn não bạn dùng đương quy được dùng với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ thang sắc nước uống nhiều lần trong ngày.

2. Đương quy tăng sức đề kháng

Đương quy có khả năng kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.

3. Đương quy ỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ

Theo y học hiện đại, các hoạt chất trong đương quy có thể giúp làm dịu tình trạng co thắt tử cung, gia tăng sự tổng hợp protid khiến tử cung dày lên làm giảm đau bụng kinh, điều trị kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.

Cách làm: Trước ngày kinh khoảng 1 tuần, lấy khoảng 10g đương quy sắc nước uống chia làm 2 lần mỗi ngày. Uống liên tục cho hết kỳ kinh.

4. Đương quy điều trị bệnh vảy nến

Trong đương quy có chứa psoralen khi sử dụng kết hợp với liệu pháp UV để điều trị bệnh vẩy nến có thể giúp cải thiện bệnh vẩy nến trên 40 – 66% bệnh nhân.

5. Đương quy kích thích tiêu hóa, tiêu đờm

Trong đương quy có chứa hàm lượng tinh dầu cao có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu đờm, lợi tiểu và lợi trung tiện. Do đó đương quy còn được người phương Tây sử dụng để điều trị cảm lạnh, ho khó tiêu, làm dịu thần kinh và kích thích sự thèm ăn.

đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng,
Đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng

Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản. Một số nghiên cứu còn cho thấy vài công dụng khác của đương quy như tác dụng an thần và chữa chứng xuất tinh sớm.

Một số tác dụng khác của đương quy

Ngoài việc dùng thân và rễ để làm thuốc chữa bệnh, củ và lá thân đương quy còn được dùng để chế biến món ăn rất có lợi cho sức khỏe. Củ đương quy được dùng trong các món ăn bài thuốc bổ dưỡng suy nhược cơ thể. Lá đương quy có hương vị thơm cay gần giống cần tây, được dùng như một loại rau để xào nấu, hoặc để tạo hương vị cho đồ ăn và đồ uống.

>>> đọc thêm : địa chi hoa khai trương giá rẻ Đà Nẵng

Ở một số nước phương Tây, đương quy là nguồn thức ăn từ lâu đời.  Họ thường sấy củ vào mùa thu và ăn nó như một loại rau trong những tháng mùa đông dài vừa là nguồn thức ăn vừa để bảo vệ sức khỏe bởi đương quy có tác dụng trợ tiêu hóa, chống lại bệnh dạ dày và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác cho cơ thể như: vitamin B12, thiamin, magie, sắt, riboflavin và kali…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

1. Đương quy chữa thiếu máu, suy nhược

Đương quy chữa thiếu máu, suy nhược
Đương quy chữa thiếu máu, suy nhược

Những người thường xuyên bị hoa mắt, suy nhược do thiếu máu, kinh nguyệt không đều, hay đau ở rốn, đẻ xong máu chảy mãi không ngừng có thể sử dụng bài thuốc sau:

Dùng Đương quy, Thục địa hay Sinh địa, mỗi vị 12g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 6g sắc cùng với  600ml nước cho đến khi nước sắc còn lại 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày

Đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ gầy yếu lắm bệnh có khi dùng bài thuốc trên thêm khắc can khương, Hắc đậu (đậu đen), Trạch lan, Ngưu tất, Ích mẫu, Bồ hoàng rồi sắc như trên uống 3 lần trong ngày, bệnh tình sẽ giảm rất nhiều.

2. Đương quy bổ huyết

Bài thuốc này dùng cho phụ nữ sau sinh bị thiếu máu, có tác dụng bổ huyết, giảm suy nhược.

Dùng Đương quy 7g, Quế chi, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 6g, Thược dược 10g, Đường phèn 50g, cho vào sắc cùng với 600ml nước cho đến khi nước sắc còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Đương quy chữa máu cam chảy

Những người thường xuyên bị chảy máu cam hay chảy máu cam không ngừng thì dùng Đương quy sao khô tán nhỏ, mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần dùng 4g nên dùng với nước cháo.

4. Đương quy dưỡng não

Đây còn gọi là bài thuốc dưỡng não hoàn hay viên dưỡng não dùng để chữa mất ngủ, nhức đầu, hay ngủ mê.

Dùng Đương quy 100g, Viễn chí 40g, Xương bồ 40g, Táo nhân 60g, Ngũ vị 60g, Khởi tử 80g, Đởm tinh 40g, Thiên trúc hoàng 40g, Long cốt 40g, Ích trí nhân 60g, Hổ phách 40g, Nhục thung dung 80g, Bá tử nhân 60g, Chu sa 40g, Hồ đào nhục 80g. Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột, thêm Mật ong vào làm thành hoàn viên 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Uống liên tục 15 ngày.

5. Đương quy trị thấp khớp

Đương quy có tính bổ huyết, khí khi ngâm với rượu còn có tác dụng trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thấp khớp
Đương quy có tính bổ huyết, khí khi ngâm với rượu còn có tác dụng trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thấp khớp

Đương quy có tính bổ huyết, khí khi ngâm với rượu còn có tác dụng trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thấp khớp.

Bài 1: Dùng 50g đương quy, 12g hồng hoa, 20g đào nhân, 50g xuyên khung, 20g thảo ô, 50g hạt tiêu rất cả đem ngâm với 1 lít rượu trắng trên 40 độ. Ngâm khoảng 3 ngày là có thể sử dụng được. Khi dùng nên thoa bóp các khớp ngày 2-3 lần và trước khi đi ngủ. 

Bài 2: Dùng 15g đương quy, 15g quế chi, 15g độc hoạt, 15g khương hoạt, 15g tần giao, 15g dây đau xương, 15g nhũ hương, 15g một dược, 30g tang chi. Đem tất cả đem tán bột rồi ngấm với 1,5 lít rượu nếp. Sau 3 ngày dùng để thoa bên ngoài các khớp xương sưng đau rất hiệu quả.

Một số món ăn bổ dưỡng từ Đương quy

Như đã nói ở trên, ngoài dùng để làm thuốc thì củ và lá đương quy còn được sử dụng làm thức ăn bồi bổ sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn từ đương quy:

1. Tim lợn hầm Đương quy

Canh tim lợn hầm đương quy có tác dụng giải nhiệt, cấp nước cho cơ thể, thích hợp trong mùa hè.

Nguyên liệu:

1 quả tim lợn, 100g đương quy tươi, 20g đẳng sâm, 1 củ gừng, Hành tím, Rượu trắng, Gia vị.

Cách làm:

Tim lợn làm sạch, khứa  3- 4 lát bên ngoài. Đương quy và đẳng sâm rửa sạch nhồi vào tim lợn. Dùng tăm để cố định lại cho chắc.

Cho gừng, hành, tỏi, chút rượu trắng vào nồi rồi chưng cách thủy. Khi gần chín nêm nếm gia vị vừa ăn bắc xuống.

2. Đuôi lợn hầm Đương quy

Nguyên liệu: 500g đuôi lợn, 200g đương quy, Hạt tiêu, gừng, gia vị đủ dùng.

Cách làm:

Sơ chế đuôi lợn rồi cắt khúc. Đương quy rửa sạch gọt vỏ, thái sợi.

Luộc đuôi lợn cho đến khi gần chín thì cho đương quy vào hầm đến chín nhừ. Nêm gia vị vừa ăn tắt bếp.

3. Cá chép hầm Đương quy

Nguyên liệu: Cá chép 1kg, 200g đương quy, Xì dầu, muối, tiêu

Cách làm:

Sơ chế cá chép cho sạch rồi nhồi đương quy vào bụng cá. Trộn xì dầu, tiêu và tất cả gia vị rồi quét lên toàn bộ cá. Cuối cùng cho vào nồi hấp cho chín.

Đương quy có giá bao nhiêu?

Hiện nay giá đương quy trên thị trường giao động trong khoảng từ 250.000 đồng – 450.000 đồng/1kg loại thường. Loại đặc biệt lên đến hơn 1 triệu đồng/1kg. Tuy nhiên để lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt, bạn nên đến những cửa hàng lớn có uy tín để mua tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Một số lưu ý khi sử dụng đương quy

  • Không dùng cây đương quy cho phụ nữ đang mang thai vì thuốc có nguy cơ gây sảy thai.
  • Không dùng đương quy cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.
  • Không dùng đương quy nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu.
  • Thuốc chống đông máu, thuốc chống tiểu cầu khi sử dụng chung với cây đương quy có thể kéo dài thời gian chảy máu. Vì vậy không dùng vị thuốc này với tất cả các loại thuốc chống đông.
  • Không nên lưu trữ đương quy trong hũ nhựa vì sẽ gây tương tác với tinh dầu trong dược liệu làm mất tác dụng.

Đương quy không chỉ là một vị thuốc mà còn là một món ăn ngon bổ dưỡng, có vị thơm dễ ăn. Hi vọng sau bài viết này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng đương quy vào bữa ăn hàng ngày giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt là chị em phụ nữ.

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

Nhắc đến đương quy, người ta thường nghĩ đến ngay vị thuốc dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, ít người biết bên cạnh những tác dụng đối với phụ nữ, đương quy còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Hãy cùng Xem Luon tìm hiểu thêm về loại thảo dược này nhé!

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

stt hay về tình yêu đặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương ,

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

ý ngĩa hoa lay ơn

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *