Bệnh Về Khớp

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa trị

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm xương khớp khá phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn cần chú ý tìm hiểu rõ bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để chẩn đoán, có cách điều trị phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

xem thêm : shop hoa tươi phú yên

xem thêm…

Viêm khớp dạng thấp là gì, có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp (tiếng anh là: rheumatoid arthritis, viết tắt: RA) là một tình trạng rối loạn viêm mãn tính có thể gây nhiều ảnh hưởng đến khớp của bạn. Ở một số người bệnh, tình trạng này có thể phá hủy nhiều hệ thống cơ thể gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch, nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm các mô của cơ thể bạn.

Không giống như tổn thương viêm xương khớp thông thường, bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn dẫn đến sưng đau, hao mòn xương và biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra ở tay

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra ở tay

Theo thống kê cho thấy, cứ 100 người trưởng thành thì có khoảng 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường xảy ra ở những người ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Phụ nữ có tỉ lệ  mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bất cứ người nào ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nó ảnh hưởng đến khoảng 0,8% dân số trên toàn thế giới, trong đó tại Việt Nam có khoảng 0,28% dân số mắc bệnh. Ở nước Anh, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 400.000 người lớn từ 16 tuổi trở lên.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm nhẹ thì gây đau nhức dữ dội, hạn chế khả năng vận động. Viêm nặng thì có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí có thể gây teo cơ hoặc tàn phế vĩnh viễn.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Ở giai đoạn đầu, viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở một khớp nhất định. Nếu tình trạng này kéo dài có thể chuyển sang giai đoạn toàn phát gây viêm ở nhiều vị trí khớp khác nhau. Tình trạng này được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

Tỷ lệ các khớp có thể bị viêm khớp dạng thấp: 90% khớp cổ tay, 70% khớp cổ chân, 60% khớp khuỷu, 80% khớp ngón tay, 70% khớp bàn tay,  90% khớp gối, 60% khớp ngón chân.

Các khớp ít bị viêm: cột sống, khớp háng, khớp vai…

Các vị trí viêm đa khớp dạng thấp

Các vị trí viêm đa khớp dạng thấp

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có xu hướng gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trên cơ thể của bạn trước, nó thường ảnh hưởng đến khớp nối giữa ngón tay nối với bàn tay và khớp nối ngón chân với bàn chân.

Khi tình trạng viêm phát triển nặng dần sẽ gây ảnh hưởng sang các khớp khác trên cơ thể như khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, hông và vai. Vì bệnh có xu hướng phát triển đối xứng nhau nên thường gây ra các triệu chứng đau ở cùng một vị trí và cả 2 bên cơ thể của bạn.

Các dấu hiệu và triệu chứng chính của viêm khớp dạng thấp là:

  • Sưng đau khớp, nóng khớp
  • Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và sau khi hoạt động
  • Mệt mỏi, sốt và chán ăn

Một số triệu chứng khác của bệnh có thể xảy ra bao gồm:

  • Giảm cân
  • Nhiệt độ cơ thể cao hoặc sốt
  • Đổ mồ hôi
  • Khô mắt
  • Đau ngực

Có khoảng 40% người bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể gây một số triệu chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác như: Mắt, tim, tuyến nước bọt, tủy xương, da, phổi, thận, mô thần kinh, mạch máu,…

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khác nhau về mức độ nặng nhẹ, thậm chí có thể xuất hiện và tự biến mất. Theo thời gian, nó có thể khiến các khớp bị biến dạng và trượt khỏi vị trí.

Người bệnh cần đến bệnh viện khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy đau nhức khó chịu và sưng tấy ở khớp.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp chính là sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên lớp màng bao quanh khớp của bạn. Nó phá hủy dần sụn và xương trong khớp, dây chằng chằng giữ khớp cũng bị giãn và yếu dần.

Ngoài nguyên nhân chính ở trên, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra cũng có thể do một số yếu tố khác.

Những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp dạng thấp

Những yếu tố rủi ro có thể khiến bạn dễ bị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người ở độ tuổi trung niên có khả năng cao mắc bệnh.
  • Tiền sử gia đình: Bạn có thể tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp nếu một thành viên trong gia đình bạn đã bị viêm.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp và tăng mức độ phát triển của bệnh.
  • Phơi nhiễm môi trường: Mặc dù rất hiếm gặp, tuy nhiên một số loại phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.
  • Cân nặng: Những người thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường. Nếu chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trong khoảng từ 25 đến 29,9 thì bạn bị thừa cân và 30 đến 39,9 thì bạn bị béo phì.

Biến chứng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý như:

  • Loãng xương: do tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.
  • Thấp khớp: Những vị trí khớp bị viêm có thể hình thành các khối mô cứng, chẳng hạn như khuỷu tay. Những nốt sần này cũng có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.
  • Khô mắt và miệng: người bệnh dễ mắc phải hội chứng Sjogren – một rối loạn khiến mắt và miệng của bạn bị khô.
  • Nhiễm trùng: Những loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp và chính bản thân bệnh có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bệnh tim mạch: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim.
  • Bệnh phổi: tăng nguy cơ viêm các mô phổi, gây khó thở.
  • Ung thư hạch: Bệnh làm tăng nguy cơ ung thư hạch – một nhóm bệnh ung thư máu trong hệ thống bạch huyết.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì những dấu hiệu và triệu chứng chưa rõ ràng, giống với nhiều bệnh khác. Bác sĩ có thể kiểm tra thể chất của bạn bằng cách kiểm tra khớp có bị sưng đỏ không hoặc có thể được kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ bắp của bạn.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp

Bạn có thể được kiểm tra xét nghiệm máu vì viêm khớp dạng thấp thường có protein phản ứng C (CRP) hoặc tốc độ lắng hồng cầu tăng cao (ESR, hoặc tốc độ sed). Những xét nghiệm máu thông thường khác có thể phát hiện yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic.

X quang viêm khớp dạng thấp

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh X-quang để kiểm tra sự phát triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp theo thời gian.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khác như Mri và siêu âm để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Theo chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi dứt điểm 100%. Bạn chỉ có thể chữa trị và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Từ đó giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm và giảm sự phát triển của bệnh.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp phải chuẩn bị tâm lý và học cách sống chung với bệnh. Việc điều trị sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương thêm xảy ra ở các khớp khác. Mặt khác cũng giúp giảm nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, nhất là bại liệt.

Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị viêm khớp dạng thấp thấy thuyên giảm rất nhiều và không thấy tái phát trở lại. Vì vậy, bạn cần chẩn đoán sớm bệnh và áp dụng những cách điều trị kịp thời.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Cách chữa viêm khớp dạng thấp

Có 3 cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Những loại thuốc được bác sĩ chỉ định sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng và thời gian bị viêm khớp dạng thấp của bạn

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những loại thuốc NSAID không kê đơn gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve) có thể giúp bạn giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Nhưng những loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận.
  • Steroid: Những loại thuốc Corticosteroid như prednison có thể giúp giảm đau và giảm viêm, làm chậm quá trình tổn thương khớp. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như loãng xương, tăng cân và tiểu đường.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Những loại thuốc DMARD bao gồm leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil), methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), sulfasalazine (Azulfidine) có thể làm chậm sự phát triển của viêm khớp dạng thấp và giúp các khớp khỏi tổn thương vĩnh viễn. Nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

Vật lý trị liệu

Bạn có thể tìm đến phòng khám hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để tham khảo những bài tập giúp giữ cho khớp của bạn linh hoạt. Các chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn bạn những tư thế sinh hoạt hàng ngày.

Phẫu thuật

Nếu thuốc và vật lý trị liệu không thể giảm đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục lại chức năng của sụn khớp và làm giảm đau hiệu quả.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Những phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này giúp loại bỏ phần lớp lót bị viêm của khớp (synovium). Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng cho những trường hợp viêm ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
  • Sửa chữa gân: Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho gân xung quanh khớp của bạn bị lỏng và vỡ. Bác sĩ có thể phẫu thuật sửa chữa đường gân xung quanh khớp của bạn.
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp: Bác sĩ sẽ loại bỏ hết các phần bị tổn thương và thay thế vào đó một bộ phận giả làm bằng kim loại hoặc nhựa.

Lưu ý: Phẫu thuật sẽ có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau nên bạn cần tham khảo kỹ về lợi ích và yếu tố rủi ro trước khi phẫu thuật.

Cách giảm đau do viêm khớp dạng thấp tại nhà

Bạn có thể sử dụng thuốc kết hợp với những biện pháp tự chăm sóc và khắc phục tại nhà để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Những biện pháp khắc phục và phòng ngừa bao gồm:

  • Tập luyện thể dục đều đặn: Bạn thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp. Bạn nên bắt đầu bằng việc đi bộ hàng ngày, tránh những môn thể thao vận động mạnh.
  • Chườm nóng: Biện pháp này giúp bạn có thể giảm đau do viêm khớp dạng thấp rất tốt. Bạn sử dụng miếng giữ nhiệt hoặc chai nước nóng, bọc lại bằng một chiếc khăn mỏng sau đó chườm lên vùng bị sưng đau. Ngoài ra, bạn cũng có thẻ sử dụng miếng dán nhiệt, tắm nước ấm, đèn sưởi nhiệt để giảm đau.
  • Chườm lạnh: Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau và chống viêm khớp hiệu quả. Sử dụng một chiếc khăn mỏng gói những viên đá lại và chườm lên da.
  • Nghỉ ngơi: Cách đối phó với những cơn đau do viêm khớp dạng thấp là nghỉ ngơi thư giãn, tránh những căng thẳng trong cuộc sống.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y

Ưu điểm

  • Không gây tác dụng phụ, độ an toàn cao: vì các nguyên liệu được sử dụng để bào chế các bài thuốc đông y đều là các loại thảo dược lấy từ thiên nhiên. Cơ chế chữa bệnh của các bài thuốc đông y là sử dụng các bộ phận của các cây thuốc quý. Tận dụng những tinh chất tự nhiên có trong hạt, cành, cây, rễ, thân, lá, hoa của cây thuốc để chữa bệnh.
  • Hiệu quả cao, đã được chứng minh trong thực tế: Những loại cây, vị thuốc đông y hầu hết là được các thầy thuốc cổ xưa nghiên cứu và đã sử dụng để chữa bệnh truyền lại nên hiệu quả đã được chứng minh qua bao đời nay.
  • Tác dụng lâu dài: các bài thuốc đông y khi sử dụng cho người bệnh sẽ đem lại hiệu quả trị tận gốc, hiếm khi bệnh bị tái phát lại.
  • Bồi bổ sức khỏe: ngoài công dụng chữa bệnh ra thì các bài thuốc đông y còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng.

Nhược điểm

  • Tác dụng chậm: hầu hết các bài thuốc đông y đều không đem lại hiệu quả ngay lập tức như một số loại thuốc tây mà sẽ cần thời gian để thuốc ngấm. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nếu điều trị bằng thuốc đông y sẽ cần kiên trì dùng thuốc sau vài ngày hoặc vài tuần mới cảm nhận được rõ hiệu quả.
  • Khó sử dụng: một số bài thuốc có mùi vị khó uống hoặc dạng thuốc đắp, chườm, xoa bóp có thể gây ra sự bất tiện lợi cho người mới sử dụng.
  • Tốn thời gian thực hiện: nhiều bài thuốc đông y cần sắc thuốc, thực hiện bài thuốc theo cách thủ công sẽ tốn thời gian và công sức.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

Bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp

Quyên Tý Thang

  • Chuẩn bị: Đại táo 3 quả, khương hoàng 12g, trích cam thảo 4g, phòng phong 8g, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, gừng 4 lát, xích thược 12g, khương hoạt 8g.
  • Công dụng: tán hàn, hoạt huyết, giải nhiệt trừ thấp, khu phong,…
  • Cách sử dụng: mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 2 lần.

thuốc đông y trị viêm khớp dạng thấp

Độc hoạt tang ký sinh

  • Chuẩn bị: Phục linh 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Đẳng sâm 12g, Bạch Thược 12g, Độc hoạt 12g, Thục địa 12g, Tần giao 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 8g, Đỗ trọng 12g, Phòng phong 12g.
  • Tác dụng: trị đau nhức, trị phong hàn thấp tý, mỏi khớp, bổ khí khí huyết, ích can thận, chỉ tý thống.
  • Cách sử dụng: Sắc cùng với nước uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 bát.

Hoàng cầm tần giao

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm có: 10g tần giao, 12g hoàng cầm, 6g cam thảo, 10g xích linh, 12g đương quy, 6g cát căn, 12g quế chi, 10g phòng phong, sinh khương dùng 3 lát.
  • Tác dụng: chữa trị các triệu chứng đau nhức do viêm khớp dạng thấp gây ra.
  • Cách thực hiện: đem các vị dược liệu đi sắc cùng với nước.
  • Sử dụng: uống thuốc mỗi ngày trong 2-3 tuần sẽ thấy hiệu quả.

An Cốt Nam dứt điểm chứng viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp kể trên, người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng An Cốt Nam để kết quả điều trị toàn vẹn, lâu dài nhất. Điều đặc biệt, An Cốt Nam cũng là bài thuốc được xây dựng nằm trong phác đồ chữa viêm khớp dạng thấp bền vững “Kiềng 3 chân” với sự phối hợp nhuần nhuyễn của 3 liệu pháp:

An Cốt Nam trên đài VTV2

An Cốt Nam trên đài VTV2

  • Thuốc uống: Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương, Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo… Thuốc uống được bào chế ở dạng sắc sẵn tiện dụng, dễ thẩm thấu vào dạ dày và xương khớp. Tác dụng chỉ thống, tiêu phong, trừ thấp, loại bỏ chèn ép và viêm nhiễm cột sống.
  • Cao dán: Được bào chế từ Quế chi, Đại hồi,… mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, hiệu quả mà không cần phụ thuốc vào thuốc tây.
  • Vật lý trị liệu và bài tập: Tác dụng giải phóng chèn ép, mở đường cho máu và dưỡng chất của thuốc đi sâu vào cột sống.

Nhờ vậy, khác biệt hoàn toàn các bài thuốc đông y khác trên thị trường, An Cốt Nam mang đến hiệu quả điều trị rõ rệt qua từng ngày sử dụng. Cụ thể:

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng

  • 5-7 ngày đầu: Giảm 40% triệu chứng đau nhức, tê bì
  • 10-20 ngày tiếp theo: Triệu chứng giảm 70%
  • 1-2 tháng sau: Tổn thương xương khớp được phục hồi, ngăn ngừa tái phát.

An Cốt Nam có dạng thuốc sắc sẵn tiện dụng và hiệu quả

Nhờ sự hiệu quả vượt trội, chỉ sau vài năm, An Cốt Nam đã giúp hàng nghìn bệnh nhân dứt điểm chứng viêm khớp dạng thấp dai dẳng. Họ đến từ khắp mọi miền đất nước, từ người lao động bình thường tới MC, NS nổi tiếng.

Hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam đã được đánh giá rất cao bởi Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108). Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, bác sĩ Toàn đã không ngần ngại dành những lời khen ngợi cho bài thuốc An Cốt Nam và ông cho rằng bài thuốc này chính là tiên phong trong xu hướng điều trị bảo tồn bệnh xương khớp trong thời gian tới.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Theo yêu cầu của bạn đọc ở số trước, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

dienhoavip.vncong vẹo cột sống , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa  , điện hoa 

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *