Bệnh Về Khớp

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng – Nguyên nhân – Điều trị – Bài tập

Bệnh viêm khớp cùng chậu (VKCC) ngày càng nhiều người mắc phải và xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Những người bị mắc bệnh thường xuyên phải gánh chịu cảm giác đau đớn, khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thường ngày. Đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu được viêm khớp cùng chậu là gì, các tác nhân gây bệnh, biểu hiện và cách chữa trị bệnh chính xác nhất.

xem thêm : shop hoa tươi bình thuận

xem thêm….

Bệnh viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc một số khớp nằm giữa xương cột sống và xương chậu. Những khớp bị viêm thường có vị trí nằm ở gần hông, ở phần xương chậu phía dưới cột sống. Chính vì thế mà tình trạng VKCC có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các vị trí:

  • Thắt lưng
  • Hông
  • Vùng mông đùi
  • Một hoặc cả hai chi dưới
  • Bàn chân (ít gặp)

Bệnh VKCC thuộc viêm cột sống dính khớp.

bệnh viêm khớp cùng chậu là gì

Mô tả bệnh viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng

Triệu chứng

  • Cơn đau xuất hiện ở thắt lưng hông, có thể lan rộng ra vùng xung quanh và dọc xuống chân
  • Cơn đau sẽ tăng mức độ khi người bệnh đứng lâu ở một tư thế
  • Sốt nhẹ
  • Đau âm ỉ kéo dài ở xương cụt và vùng  xương chậu
  • Cứng và tê khớp thường xuất hiện khi chạy, lên cầu thang, dạng chân, cúi ngửa người, xoay người hoặc ngồi lâu
  • Đôi khi sẽ xảy ra những cơn đau bụng dưới âm ỉ
  • Teo cơ mông đùi
  • Buồn nôn
  • Tâm lý bồn chồn, bất an

Dấu hiệu viêm khớp cùng chậu

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Nguyên nhân

  • Di truyền: Nếu như trong gia đình bạn có bố, mẹ, ông, bà có tiền sử mắc bệnh viêm khớp cùng chậu hoặc viêm khớp dạng thấp nói chung thì khả năng mắc bệnh VKCC của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường.
  • Biến chứng của bệnh lý: Một số bệnh lý nếu như không được điều trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng VKCC như viêm khớp mãn tính, viêm đường tiết niệu, viêm đại trực tràng.
  • Chế độ sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học: Những thói quen xấu như hay mang vác đồ nặng, tư thế ngồi không đúng cách, ngồi lâu, lười vận động lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khớp cùng chậu. Từ đó hình thành thương tổn và gây viêm khớp cùng chậu.
  • Mang thai: Ở nữ giới khi mang thai sẽ là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi gây bệnh VKCC. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là bởi vì trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ các khớp cùng chậu thường bị kéo dài và nở rộng ra. Từ đó áp lực lên các vùng khớp xương sẽ tăng lên vì trọng lượng cơ thể tăng.
  • Chấn thương: Những tác động trực tiếp từ bên ngoài môi trường do những hoạt động hàng ngày có thể dẫn đến tổn thương ở khớp cùng chậu. Một tai nạn nghề nghiệp, tai nạn khi tham gia giao thông, chấn thương lúc chơi thể thao cũng có thể gây viêm khớp cùng chậu.
  • Nhiễm trùng khớp: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.

Chẩn đoán

Các bác sĩ thường sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng thường gặp và tiến hành các kiểm tra lâm sàng. Bệnh nhân có thể sẽ được các bác sĩ kiểm tra các vị trí ở vùng hông, mông và sự di chuyển ở hai chi dưới.

  • Một cách chẩn đoán khác mà các bác sĩ có thể sẽ áp dụng đó là tiêm thuốc vào khớp cùng chậu để xác định vị trí cơn đau.
  • Phương án chụp X-quang sẽ được sử dụng để xác nhận
  • Nếu như bệnh nhân bị nghi ngờ viêm cột sống dính khớp (VCSDK) sẽ được tiến hành chụp MRI cộng hưởng từ.

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Cách chữa trị viêm khớp cùng chậu

Rất nhiều người thắc mắc là viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không? Dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn qua hai cách chữa phổ biến hiện nay.

Chữa bằng Tây y

Các loại thuốc mà bác sĩ thường cho các bệnh nhân viêm khớp cùng chậu sử dụng như:

  • Các loại thuốc chứa corticoid: Methylprednisolon (Depo medrol), Hydrocortison, Diprospan (Betamethasone)
  • Một số loại thuốc kháng sinh
  • Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid: Celebrex, Felden, Mobic, Votaren hay Celecoxib, Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac.
  • Một số loại thuốc giảm đau: Idarac – Floctafenine, Tylenol, Dolodon, Paracetamol thuộc Acetaminophen.

Một chú ý quan trọng đối với các bệnh nhân sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm khớp cùng chậu đó là: Cần tuyệt đối thực hiện theo chỉ định mà các bác sĩ đưa ra để tránh khỏi những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bản chất của các loại thuốc Tây y là điều trị theo triệu chứng bệnh nên khả năng chữa trị tận gốc từ căn nguyên của bệnh bị hạn chế. Ngoài ra một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc như suy thận, men gan tăng cao, đau bụng.

Cách chữa trị bệnh viêm khớp cùng chậu

Chữa viêm cột sống dính khớp theo Đông y

Ngày càng có nhiều người tìm về các bài thuốc Đông y để chữa trị các bệnh về xương khớp nói chung. Sở dĩ việc này xảy ra là vì các loại thuốc Tây tràn lan trên thị trường có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe. Các bài thuốc Đông y được chiết xuất từ các vị thuốc tự nhiên nên không gây tác dụng phụ, đây được coi là tinh hoa y học của ông cha ta để lại. Hiệu quả chữa bệnh đã được chứng minh qua ngàn đời nay.

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng

Bài thuốc với lá lốt

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá lốt đã được phơi ở trong bóng râm trong một khoảng thời gian đến khi héo đi. Chú ý là không được phơi lá lốt ở ngoài nắng vì có thể khiến các thành phần dược tính bị bay hơi.
  • Sắc lá lốt héo với nước trong vòng nửa tiếng
  • Để nước thuốc nguội dần đến khi ấm là có thể sử dụng được
  • Thời gian dùng thuốc tốt nhất là sau khi ăn

Bài thuốc rượu trắng kết hợp với ngải cứu

  • Cần chuẩn bị 2 chén rượu trắng và 1 lạng ngải cứu
  • Lấy lá ngải cứu đã được làm sạch cho vào nồi, tưới rượu trắng lên và đun nóng
  • Hỗn hợp thu được sau khi đun được sử dụng để đắp lên vị trí sưng bị viêm khớp cùng chậu. Bạn nên lấy một miếng vải sạch để cố định phần thuốc lại cho tới khi nào thuốc hết hơi ấm thì thôi.

Bài thuốc từ cà tím

  • Chuẩn bị cà tím, cắt núm, rửa sạch, thái ra thành khúc dày khoảng nửa cm
  • Đun sôi nước rồi cho cà tím vào
  • Ngâm cà cho tới khi nước nguội
  • Lọc bỏ phần xác để giữ lại phần nước cốt của và tím
  • Dùng nước cà tím vào trước các bữa ăn trong ngày, mỗi ngày nên sử dụng 4 lần
  • Bảo quản nước cà tím ở nhiệt độ thấp

Bài thuốc với rễ cây trinh nữ

Chuẩn bị khoảng 30g rễ cây trinh nữ đem thái mỏng, tẩm rượu rồi sắc lên. Sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc từ mễ nhân và đu đủ

  • Chuẩn bị đu đủ, làm sạch rồi gọt vỏ. Thái ra thành các miếng nhỏ rồi cho vào nồi
  • Cho mễ nhân và nước sạch vào
  • Đun nhỏ lửa và nấu cho đến khi mễ nhân chín mềm thì cho đường vào để ăn lúc ấm
  • Cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài để thấy được hiệu quả rõ rệt

Viêm khớp cùng chậu nếu không được chữa trị

Bệnh viêm khớp cùng chậu nếu không được chữa trị có thể dẫn đến teo cơ mông đùi

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng

3 Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu hiệu quả

Bài tập tư thế đứa bé

Đây là một bài tập khá dễ thực hiện mà hiệu quả đem lại rất lớn, một tư thế cơ bản của yoga dành cho những người mới bắt đầu tập luyện.

Cách thực hiện như sau:

  • Tư thế chuẩn bị là quỳ gối, mông hướng về phía gót chân
  • Phần còn lại của cơ thể hướng lên phía trước
  • Trán đặt trên mặt sàn, bụng nằm trên đùi và để hai tay thư giãn
  • Thực hiện bài tập với tư thế đứa bé như trên lặp lại nhiều lần trong ngày

Bài tập tư thế hình tam giác

  • Dạng hai chi dưới tạo thành một góc khoảng 45 độ
  • Gót chân phải thẳng hàng với giữa bàn chân trái
  • Thực hiện động tác nghiêng người sang trái, duỗi thẳng tay trái chạm vào ngón chân. Tay phải vuông góc với mặt đất, duỗi thẳng
  • Trở về tư thế chuẩn bị rồi đổi bên

Bài tập tư thế rắn hổ mang

  • Tư thế chuẩn bị nằm sấp, duỗi thẳng chân, lòng bàn tay đặt xuống sàn
  • Dồn lực để nâng cơ thể lên từ hai lòng bàn tay sao cho khi đó chân vẫn đặt ở dưới sàn
  • Người bệnh ngửa cơ thể ra phía sau, giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây rồi từ từ hạ xuống

Bài tập đẩy mông

  • Tư thế chuẩn bị lưng đặt dưới sàn, đầu gối co lên
  • Hai tay đặt dọc theo thân người, lòng bàn tay úp
  • Hông đẩy lên cao hết cỡ để tạo thành hình dáng như một cây cầu
  • Giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 5 giây
  • Đặt lưng nhẹ nhàng xuống mặt sàn
  • Thực hiện động tác như trên lặp lại khoảng 10 lần

Bài tập xoay gối

  • Tư thế chuẩn bị bằng cách đứng thẳng người
  • Thực hiện động tác khom lưng rồi xoay gối từ trái sang phải
  • Tiếp theo đổi bên ngược lại
  • Thực hiện động tác  khoảng 10 lần

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng

Bài tập căng gối sát ngực

  • Tư thế chuẩn bị nằm ngửa xuống sàn, mở rộng hai chi dưới
  • Co gối lên đặt nằm trên ngực
  • Giữ ở tư thế đó khoảng 10 giây
  • Hít sâu và thở ra một cách nhẹ nhàng
  • Thu chân về mặt đất rồi tiến hành đổi chân còn lại
  • Lặp lại động tác khoảng 10 lần

Bài tập viêm khớp cùng chậu

Những bài tập khác dành cho bệnh nhân viêm khớp cùng chậu

Ngoài việc thực hiện các bài tập trên thì những người mắc bệnh viêm khớp cùng chậu cần tránh thực  hiện một số điều sau:

  • Đạp xe đường dài
  • Chơi các môn thể thao vận động mạnh, có tính đối kháng cao
  • Những môn thể thao yêu cầu xoay hông nhiều

Các biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu khác

  • Phẫu thuật được các bác sĩ xem xét để áp dụng đối với cá trường hợp bệnh nặng
  • Kích điện vào cột sống và các khớp
  • Tiêm Corticosteroid vào khớp
  • Thực hiện các vận động thể thao nhẹ nhàng, phù hợp
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: omega 3, chất béo, kali, canxi, vitamin B12, D
  • Không sử dụng bia rượu, hút thuốc, tránh các loại đồ uống có cồn.

Giải pháp điều trị dứt điểm viêm khớp cùng chậu

Để giải quyết dứt điểm chứng viêm khớp cùng chậu, ngoài việc sử dụng các phương pháp đơn lẻ như trên bệnh nhân cần bổ sung thêm phác đồ điều trị An Cốt Nam của Tâm Minh Đường.

Phác đồ toàn diện An Cốt Nam

Phác đồ toàn diện An Cốt Nam

Trên thực tế, bài thuốc An Cốt Nam không quá xa lạ với bệnh nhân xương khớp trên cả nước. Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, An Cốt Nam là một trong số bài thuốc đông y hiếm hoi được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đánh giá cao về hiệu quả điều trị viêm khớp cùng chậu.

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng

Phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân” của An Cốt Nam bao gồm:

Thuốc uống:

  • Thành phần: Được phát triển dựa trên tinh hoa của hai bài thuốc cổ phương là độc hoạt tang sinh ký và quyên tý thang, đồng thời để gia tăng công hiệu các lương y còn gia giảm thêm vào đây một số dược liệu quý hiếm khác như Sâm ngọc linh, Trư lung thảo, Bí kỳ nam,…
  • Tác dụng: Bài thuốc uống giữ vai trò chủ đạo, chiếm 75% hiệu quả điều trị giúp thanh nhiệt, loại bỏ độc tố, tiêu viêm, phục hồi tổn thương sụn khớp, tái tạo tế bào mới và ngăn biến chứng.

Phác đồ điều trị chuyên sâu

Phác đồ điều trị chuyên sâu

Cao dán:

  • Thành phần: Được chiết từ các thảo dược có đặc tính ấm nóng như quế chi, đại hồi,…
  • Tác dụng: Cố định điểm đau, giảm nhanh đau nhức chỉ sau 10 phút sử dụng.

Bài tập và vật lý trị liệu:

  • Gồm 13 bài tập chuyên biệt và 5 bước vật lý trị liệu miễn phí tại phòng khám (Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,…)
  • Tác dụng: Liệu pháp này mang tới tác dụng từ bên ngoài giúp giải phóng chèn ép, đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, mở đường cho dưỡng chất của thuốc uống đi sâu vào nuôi dưỡng tế bào sụn khớp.

Ưu điểm vượt trội của An Cốt Nam:

  • Toàn bộ thảo dược được thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người sử dụng.
  • Thảo dược được nấu liu riu trên bếp củi giúp “thôi” tối đa được dược chất có trong thảo mộc, đồng thời giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.
  • Tiện lợi khi sử dụng, an toàn cho dạ dày.
  • Có hiệu quả chỉ sau 5-7 ngày sử dụng, dứt điểm hoàn toàn triệu chứng chỉ sau 2-3 liệu trình.

Lộ trình điều trị viêm khớp cùng chậu

Lộ trình điều trị viêm khớp cùng chậu

Trong gần 10 năm hoạt động, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn người chữa khỏi bệnh viêm khớp cùng chậu nói riêng và bệnh xương khớp nói chung. Trong đó có cả người nổi tiếng như MC Quyền Linh và NS Mạc Can.

Viêm khớp cùng chậu: Triệu chứng

Độc giả quan tâm có thể theo dõi video dưới đây:

Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

 

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bấm ngay khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!

✅Xem thêm: Viêm khớp nhiễm khuẩn và những điều cần biết

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

dienhoavip.vncong vẹo cột sống , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa  , điện hoa 

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *