Bệnh Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa & Thuốc điều trị

Thoát Vị Đĩa Đệm: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa & Thuốc điều trị

 

 

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, thừa cân, ít vận động. Để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn cần sớm nắm rõ bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, triệu chứng và nguyên nhân chính xác để từ đó sẽ có cách chữa trị tốt nhất.

xem thêm : shop hoa tươi bình phước

4.8 / 5 ( 121 votes )

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, thừa cân, ít vận động. Để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn cần sớm nắm rõ bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, triệu chứng và nguyên nhân chính xác để từ đó sẽ có cách chữa trị tốt nhất.

Mục lục

  • 1 Thoát vị đĩa đệm là gì?
  • 2 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
    • 2.1 Những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm
    • 2.2 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
    • 2.3 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
    • 2.4 Biểu hiện thoát vị đĩa đệm theo từng giai đoạn
      • 2.4.1 Giai đoạn đầu
      • 2.4.2 Giai đoạn bệnh phát triển
      • 2.4.3 Giai đoạn bệnh nặng
  • 3 Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
    • 3.1 Tác nhân bên ngoài
    • 3.2 Tác nhân bên trong
  • 4 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
    • 4.1 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
    • 4.2 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5
    • 4.3 Thoát vị đĩa đệm L5 – S1
    • 4.4 Chẩn đoán
      • 4.4.1 Bài kiểm tra vận động
      • 4.4.2 Chẩn đoán hình ảnh
  • 5 Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
    • 5.1 Biến chứng
    • 5.2 Cách phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
  • 6 Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
    • 6.1 Giải đáp
    • 6.2 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi thoát vị đĩa đệm
      • 6.2.1 Giai đoạn thoát vị đĩa đệm
      • 6.2.2 Phương pháp điều trị
      • 6.2.3 Tinh thần lạc quan
  • 7 Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
    • 7.1 Thực hiện bài kiểm tra vận động
    • 7.2 Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh
  • 8 Cách chữa thoát vị đĩa đệm
    • 8.1 Khi nào cần chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
    • 8.2 Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
    • 8.3 Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
  • 9 Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm
    • 9.1 Thuốc Tây y
    • 9.2 Thuốc trị thoát vị đĩa đệm các nước
      • 9.2.1 Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản
      • 9.2.2 Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm của Mỹ
    • 9.3 Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm
      • 9.3.1 Bài thuốc từ cây cỏ xước
      • 9.3.2 Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
    • 9.4 Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
  • 10 Những điều cần lưu ý trong quá trình chữa & điều trị thoát vị đĩa đệm
    • 10.1 Tuân thủ phác đồ điều trị
    • 10.2 Kiên trì chữa bệnh
    • 10.3 Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
    • 10.4 Các hoạt động nên thực hiện
    • 10.5 Các hoạt động cần tránh

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy (phần nhân nằm ở sâu trung tâm đĩa đệm) bị thoát ra bên ngoài vỏ bọc bao xơ của nó theo một hoặc nhiều vết nứt rách ở vòng sợi. Từ đó phần nhân này có thể gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống.

Thoát vị đĩa đệm là gì

Thoát vị đĩa đệm là gì

🖌🖌4 SỰ THẬT NGƯỜI BỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CẦN BIẾT🖌🖌
Sự thật 1: Bệnh thoát vị đĩa đệm làm bệnh nhân đi lại vô cùng khó khăn và có nguy cơ dẫn đến tàn tật cao nếu như không chữa trị đúng cách.

Sự thật 2: Thoát vị đĩa đệm là tác nhân chính làm giảm trầm trọng “chuyện ấy” và gây ra tiểu tiện không tự chủ.
Sự thật 3: 49% số người mổ thoát vị đĩa đệm bị tái phát lại sau 6 tháng và 35% số người bệnh bị tái phát lại sau 1 năm.
Sự thật 4: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể trở thành gánh nặng gia đình nếu như họ đang là trụ cột và công việc của họ cần phải lao động nặng.

Ở một số nơi, tình trạng vỡ đĩa đệm, trượt đĩa đệm cũng được gọi là thoát vị đĩa đệm.

Về giải phẫu bệnh học, có sự rách bao xơ bên ngoài đĩa đệm do chịu tác động xấu hoặc do thoái hóa đĩa đệm. Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một trong những đĩa đệm nằm giữa các đốt sống của cột sống bị thoát ra ngoài.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệmCác giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Hình ảnh mô phỏng đĩa đệm các giai đoạn phát triển của bệnh

Tình trạng đĩa đệm bị thoát vị có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm trong cột sống tại một thời điểm. Hai dạng điển hình nhất của bệnh là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.

Đĩa đệm là bộ phận ở giữa những đốt sống, nó có vai trò giúp các đốt xương khi hoạt động sẽ không bị cọ sát vào nhau. Đĩa đệm chia làm 2 phần: Nhân bên trong và vỏ bao xơ bọc nhân nhầy.

  • Nhân nhầy giúp đĩa đệm co giãn dẻo và êm hơn
  • Vỏ bao xơ bình thường rất dẻo dai

Rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm ở nước ta thường phát hiện bệnh quá muộn và điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Nếu nặng có thể dẫn đến mất khả năng vận động.


quyền linh an cốt nam

quyền linh an cốt nam

Sự thật bài thuốc giúp MC QUYỀN LINH VÀ 5000 người “giải thoát” khỏi THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM


Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Cơn đau ở thắt lưng tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông, chân
  • Xuất hiện những cơn đau vùng cổ, đau lan xuống gáy sang hai vai, cánh tay
  • Đau rễ thần kinh, đau cột sống
  • Những cơn đau xuất hiện nhiều lần, mỗi lần kéo dài 1-2 tuần
  • Đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, tăng mạnh khi hắt hơi, cúi người
  • Cảm giác như kiến bò, kim châm, tê cóng ở đĩa đệm thoát vị
  • Suy giảm khả năng vận động

Triệu chứng thường gặp ở bệnh thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng thường gặp ở bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm đối với từng vị trí sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau như sau:

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Cơn đau quanh vùng gáy, vai
  • Tê đau, mất cảm giác ở bắp tay, cổ tay, bàn tay
  • Giảm lực cơ tay
  • Đau từ cổ lan lên đầu gây cảm giác choáng váng
  • Tê, đau, nhức, tăng giảm tùy theo cử động cổ tay
  • Vận động vùng cổ bị hạn chế, khó khăn khi xoay ngang cổ, cúi xuống, ngửa lên

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau thần kinh đùi bì, đau dây thần kinh tọa, đau thắt lưng
  • Không cúi người được, khả năng ưỡn thắt lưng giảm, những cử động khác vùng cột sống lưng bị hạn chế
  • Liệt ở bàn chân, mông trong một số trường hợp nặng
  • Rối loạn cảm giác tê đau
  • Đau ở vùng cột sống lưng chạy theo hình vòng cung lan ra trước ngực, khoang liên sườn
  • Đau dây thần kinh liên sườn, đau nhiều khi đại tiện, ho, nằm nghiêng

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm theo từng giai đoạn

Giai đoạn đầu

  • Rối loạn cảm giác mức độ nhẹ
  • Lực cơ tay, cơ chân giảm sút
  • Khó vận động, thể hiện rõ khi bê vác một vật gì đó.
  • Giảm nhạy cảm

Giai đoạn bệnh phát triển

  • Đau dữ dội khi nằm, đứng, ngồi quá lâu
  • Rối loạn cương dương ở nam giới
  • Đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động mạnh
  • Cảm giác bỏng rát, tê nhức
  • Đau lan xuống chân hoặc cánh tay, bắp chân, đùi, mông

Giai đoạn bệnh nặng

  • Tê bì tay chân
  • Rối loạn tiểu tiện, đại tiện khi nhân nhầy ép vào dây thần kinh
  • Bắp tay, bắp chân bị teo
  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân

Tuy nhiên những triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở từng người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ thì bạn hãy nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và chẩn đoán bệnh sớm.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Tác nhân bên ngoài

  • Ngoại lực tác động, tai nạn gây ra chấn thương đĩa đệm
  • Các tư thế vận động không đúng cách (nằm, ngồi, đi, đứng)
  • Một lực mạnh từ bên ngoài tác động trực tiếp vào cột sống đĩa đệm
  • Hút thuốc làm giảm oxy cung cấp tới các đốt sống, xương, các mô
  • Ngồi lâu, lười vận động
  • Tập thể dục, chơi thể thao quá sức
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, ăn nhiều chất dầu mỡ, thiếu canxi
  • Thừa cân, béo phì
  • Do tuổi tác
  • Nghề nghiệp: Những người lao động chân tay, sai tư thế, mang vác nặng

Tác nhân bên trong

  • Biến chứng của các bệnh lý khác như: Đau thần kinh tọa, viêm khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống
  • Quá trình lão hóa tự nhiên khiến đĩa đệm yếu đi
  • Bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như: Cong vẹo cột sống, hẹp ống sống, gai đôi s1,…
  • Cấu trúc cột sống yếu di truyền

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh có liên quan đến đĩa đệm.

Phần đĩa đệm ở cột sống thắt lưng không giống với các đĩa đệm ở vùng khác. Đặc thù của các đĩa đệm ở vùng này là cần thích nghi với những mức độ cơ học cường độ lớn. Ở vị trí này, đĩa đệm liên tục phải chịu những áp lực cao mà đây lại là vị trí bị chăm sóc khó khăn nhất vì máu cung cấp cho nó chủ yếu là do thẩm thấu. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa tổ chức, loạn dưỡng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bởi vì bệnh có liên quan nhiều đến nghề nghiệp lao động nặng, thường xuyên mang vác nặng hoặc hoạt động sai tư thế, tác động lực khi làm việc không đối xứng hai bên.


bà giáo bị thoát vị đĩa đệm

bà giáo bị thoát vị đĩa đệm

Tuổi già bị THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM – Buông xuôi hay chiến đấu đến cùng?

 


Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng dưới là khi đĩa đệm nằm giữa các đốt sống thắt lưng L1 L2 L3 L4 L5 S1 bị thoát vị.

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống theo thứ tự từ trên xuống là L1 đến L5. Đốt sống S1 thuộc vùng xương cùng cụt.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi vòng sợi bị rách hoặc đứt, làm cho nhân nhầy thoát khỏi vị trí mặc định của nó trong trung tâm đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra nhiều nhất ở vị trí đĩa đệm nằm giữa đốt sống L4 L5 và L5 S1. Bản chất của 2 đĩa đệm này là phần bản lề trọng yếu của cột sống.

Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là người già, người trưởng thành lao động nặng. Trên 60% số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng từ độ tuổi từ 20-49.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5

Đốt sống L4 L5 nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống thắt lưng, nó giúp nâng đỡ cho phần trên cơ thể, cho phép bạn có thể vận động đa hướng.

Đốt sống L4 L5 là đoạn bản lề của cột sống lưng, nơi chịu sức ép mạnh của trọng lực cơ thể cũng như cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và vị trí đốt sống lưng l4 l5 là phổ biến nhất. Dạng bệnh phổ biến mà nhiều người mắc là thể trung tâm, lệch trái phải 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 8mm.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 s1

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 s1

Phân loại thoát vị đĩa đệm L4 L5:

  • Lệch phải 3mm gây chèn ép rễ thần kinh l4 bên phải, hẹp lỗ tiếp hợp
  • Lồi đĩa đệm trung tâm tầng l4 l5 chèn ép khoang dưới nhện hoặc không chèn ép rễ dây thần kinh ở hai bên

Thoát vị đĩa đệm L5 – S1

Phân loại thoát vị đĩa đệm L5 – S1:

  • Thoát vị đĩa đệm thể cạnh trung tâm lệch trái tầng l5 s1 gây chèn ép chèn ép rễ thần kinh s1 trong ống sống, ống sống hẹp ngang mức đường kính sau 10,5mm
  • Chèn ép rễ thần kinh hai bên l5, s1 gây hẹp ống sống
  • Gây hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp, chèn ép rễ thần kinh s1 bên phải
  • Thoát vị đĩa đệm l5 s1 thể trung tâm lệch phải 4mm gây chèn ép rễ dây thần kinh s1, hẹp lỗ tiếp hợp

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm l4 l5 s1 chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau, cụ thể là:

Bài kiểm tra vận động

Bác sĩ sẽ kiểm tra:

  • Phản xạ
  • Sức mạnh cơ bắp
  • Khả năng vận động
  • Khả năng cảm nhận chạm nhẹ hoặc rung

Chẩn đoán hình ảnh

  • X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Myelogram
  • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) ở vị trí cột sống thắt lưng
  • Chụp bao rễ của các dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, thậm chí có thể tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

Biến chứng

  • Đau thần kinh tọa: Vì nhân đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh gây ra đau nhức dữ dội, đau buốt vùng mông dọc xuống cẳng chân, mu bàn chân, các ngón chân
  • Teo cơ
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện, người bệnh lúc này có thể sẽ phải thông tiểu, thụt tháo
  • Rối loạn cơ tròn
  • Hạn chế vận động
  • Liệt, tàn phế
  • Chèn ép rễ thần kinh: Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường có những cơn đau kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Đau có thể tăng lên khi hoạt động mạnh, hắt hơi, đứng hoặc ngồi lâu, ho, di chuyển mạnh,…
  • Rối loạn vận động: Những cơn đau nhức ở vùng lưng và cổ có thể khiến người bị thoát vị đĩa đệm bị hạn chế vận động, thậm chí là bị bại liệt.
  • Rối loạn cảm giác: Đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh khiến những vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, xúc giác bị rối loạn, cảm giác nóng, lạnh bất thường.
  • Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: Gây liệt cơ thắt kiểu ngoại vi dẫn đến không thể giữ nước tiểu, bí tiểu, tiểu không kiểm soát, hiện tượng nước tiểu chảy rỉ ra.
  • Hội chứng đuôi ngựa là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đôi khi bệnh có thể chèn ép toàn bộ rễ thần kinh, người bệnh cần phẫu thuật sớm để phòng ngừa tàn phế suốt đời.

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Cách phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm

Người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý những lưu ý dưới đây để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì, thừa cân
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cột sống thêm vững chắc, khỏe mạnh
  • Đối với nhân viên văn phòng, bạn không ngồi ở một tư thế quá lâu, nên đứng dậy đi lại sau 1-2 giờ làm việc
  • Không mang vác quá sức, không nâng vật nặng khi đang cúi người mà cần ngồi xổm rồi nhấc lên
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi từ tự nhiên, bổ sung Sulfate Glucosamine, MSM, Chondroitin Sulfate, các chất khoáng từ thực phẩm chức năng

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ rất nhiều bệnh nhân. Vì bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tàn phế nếu không được chữa kịp thời. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn được không?

Giải đáp

Bệnh thoát vị đĩa đệm được coi là chữa khỏi hoàn toàn khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới để thay thế cho đĩa đệm bị thoát vị. Những cách điều trị bằng thuốc tây y hay phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo chỉ là điều trị tạm thời. Chính vì thế, bệnh thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được khôngThoát vị đĩa đệm có chữa được không

Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa trả lời câu hỏi: “Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”

Tuy nhiên, người bệnh cũng không phải quá lo lắng vì một số phương pháp bảo tồn có thể giúp điều trị đến 80 – 90% tình trạng bệnh. Điều trị bảo tồn là không tác động dao kéo vào vị trí bị thoát vị mà sẽ sử dụng những phương pháp giúp phục hồi đĩa đệm như: Vật lý trí liệu, bài thuốc dân gian,…

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi thoát vị đĩa đệm

Để chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả và nhanh nhất, bệnh nhân cần chẩn đoán bệnh sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Đặc biệt, trong quá trình điều trị và sau khi điều trị xong, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học.

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm

  • Nếu tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp tính thì có thể chữa khỏi nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian điều trị.
  • Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn mãn tính thì khả năng chữa khỏi và phục hồi của người bệnh sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là phải chống chọi với bệnh suốt đời.

Phương pháp điều trị

  • Ban đầu người bệnh nên áp dụng dụng những cách chữa trị không can thiệp như sử dụng thuốc tây y, đông y, thuốc nam, châm cứu bấm huyệt,…
  • Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng thêm thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.

Tinh thần lạc quan

Yếu tố tinh thần lạc quan, quyết tâm chống lại bệnh tật: Một nghiên cứu mới đây từ trường đại học của Hoa Kỳ đã chứng minh rằng yếu tố tâm lý có tác động đến việc trị bệnh.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Để quá trình chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất, bác sĩ sẽ hỏi bạn những triệu chứng của bệnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm như:

Thực hiện bài kiểm tra vận động

Bác sĩ của bạn cũng có thể thực hiện một kỳ thi thần kinh, để kiểm tra:

  • Phản xạ.
  • Sức mạnh cơ bắp.
  • Khả năng đi bộ.
  • Khả năng cảm nhận chạm nhẹ, ghim hoặc rung.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh

Sau khi thực hiện xong bài kiểm tra vận động, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X quang, CT, MRI để có chẩn đoán chính xác hơn:

Hidden Content

  • X-quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Myelogram.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm là vấn đề  được nhiều người quan tâm vì đây là căn bệnh xương khớp nguy hiểm rất phổ biến hiện nay. Việc phát hiện bệnh sớm và thực hiện các phương án điều trị đóng vai trò then chốt trong việc hồi phục của bệnh nhân. Bệnh thoát vị đĩa đệm khi được chữa trị sớm ở giai đoạn bệnh khởi phát sẽ có tỉ lệ thành công cao. Ngược lại nếu để tình trạng bệnh diễn ra kéo dài đến giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và gần như không có cách nào chữa khỏi triệt để. Cùng tìm hiểu những cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay trong bài viết sau.

Khi nào cần chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm xuất hiện các triệu chứng sau sẽ cần tiến hành các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt:

  • Chức năng ở bàng quang, ruột bị ảnh hưởng: Biểu hiện là rối loạn tiêu hóa, đại tiểu tiện mất kiểm soát, bí tiểu, són tiểu, hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Đau đớn tại vùng lưng, cổ bị thoát vị: Sau đó các cơn đau có thể lan rộng ra vùng chân hoặc cánh tay kèm theo các biểu hiện như yếu cơ, đau nhức, tê bì.
  • Khi các triệu chứng yếu cơ, tê bì, đau nhức bình thường xảy ra với mức độ nhẹ tự nhiên nặng hơn bất thường ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thường ngày.
  • Mất cảm giác tiến triển: Đây là hội chứng mất cảm giác yên ngựa tác động đến một số vị trí như xung quanh trực tràng, đằng sau chân, phía trong bắp đùi.

Chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm

Đa số các trường hợp bệnh nhân điều trị sẽ không cần phải phẫu thuật. Các phương án sử dụng thuốc, kết hợp với việc luyện tập hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm sau vài tuần.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Một số trường hợp bệnh nhân không đỡ sẽ được khuyến nghị áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng và hạn chế tác động đến các bộ phận khác. Sau đây là một số phương pháp chữa trị không dùng thuốc thường được bác sĩ áp dụng với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

  • Tập Yoga: kèm theo thiền, tập thở cùng một số vận động thể chất khác sẽ giúp giảm đau lưng và cải thiện chức năng của cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm.
  • Xoa bóp, Massage: đây là cách giảm đau rất hiệu quả cho các bệnh nhân, đặc biệt khi bị triệu chứng đau thắt lưng.
  • Châm cứu: giúp giảm đau cổ và đau lưng hiệu quả.
  • Kéo nắn xương khớp (chiropractic): áp dụng biện pháp này sẽ mang đến những tác dụng đáng kể trong việc giảm các cơn đau thắt lưng. Tuy nhiên ở một số trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể bị biến chứng đột quỵ.
  • Kéo giãn cột sống: Trong vài tuần đầu, tình trạng xơ hóa chưa xảy ra với các bệnh nhân thoát vị thì áp dụng phương pháp này sẽ giúp vùng bị lồi ra ở đĩa đệm trở lại trạng thái bình thường. Việc sử dụng các dụng cụ để kéo giãn cột sống thường được thực hiện với các bệnh nhân thoát vị hoặc lồi đĩa đệm.
  • Mặc áo nẹp cột sống: giúp hạn chế tác động của ngoại lực tới vùng cột sống bị thoát vị, từ đó giảm nhanh các áp lực tác động tới đĩa đệm.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: đây là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ châu Âu giúp cải thiện các cơn đau, tăng chất lượng cuộc sống sau khi điều trị. Bác sĩ dùng tay tác động một lực vào đĩa đệm để nắn lại cấu trúc của nó trở lại trạng thái tự nhiên, cân bằng. Việc này sẽ giúp điều chỉnh sự sai lệch của đĩa đệm, tự động phục hồi một số bệnh liên quan ở cơ quan khác mà không cần thuốc.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: biện pháp này giúp phục hồi các mô bị tổn thương bằng các thiết bị máy móc như máy chiếu sóng xung kích, chiếu laser, máy giảm áp, máy vận động trị liệu, máy kéo giãn áp cột sống.

Chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật

Những trường hợp sẽ được các bác sĩ chỉ định mổ đĩa đệm là:

  • Thoát vị di trú, bệnh gây ra tình trạng rách bao xơ
  • Dây thần kinh cấp tính bị chèn ép
  • Chữa trị theo nội khoa không phát huy hiệu quả sau khoảng 2 tháng điều trị
  • Một số trường hợp cần mổ ngay để cấp cứu
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn dữ dội đã áp dụng các loại thuốc nhưng không giảm
  • Bị hội chứng đuôi ngựa, bệnh gây liệt: chèn ép vào rễ thần kinh gây giảm trương lực cơ. Liệt mềm hai chi dưới đột ngột kèm rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn ở tầng sinh môn do khối thoát vị lớn lọt vào ống sống.

Chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm

Các biện pháp phẫu thuật phổ biến:

  • Mổ thoát vị đĩa đệm nội soi: các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị ra khỏi cột sống.
  • Mổ qua ống banh hoặc mổ hở: biện pháp này có thể cần tới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Phương pháp này giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép bằng cách loại bỏ nhân nhầy đã bị thoát vị.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp. Bởi vì mỗi biện pháp mổ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đây là phương pháp chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và chi phí điều trị còn tương đối cao nên bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định mổ đĩa đệm.

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Thuốc Tây y

Những loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm khi đến bệnh viện thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

    • Nhóm thuốc bổ sung vitamin thần kinh: cung cấp thêm các vitamin nhón B12, B6, B1 để thúc đẩy quá trình sinh sản máu, tăng chuyển hóa năng lượng, bổ sung vi chất, cải thiện vận động. Bổ sung các nhóm vitamin với liều lượng như sau: vitamin B6 2mg/ngày, vitamin B1 1,5mg/ngày, vitamin B12 100-500mcg/ngày.
    • Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid: có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng hơn vì khả năng kháng viêm nhiễm của thuốc. Đây là loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn với hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc một số bệnh xương khớp khác. Một số loại thuốc ở dạng bôi, tiêm hoặc thuốc uống như diclofenac, meloxicam không steroid.
    • Nhóm thuốc giảm đau: aspirin, neurontin, paracetamol thường được các bác sĩ sử dụng cho những người bệnh thoát vị đĩa đệm để giảm đau nhanh. Đề phòng một số tác dụng phụ có thể xảy ra đối với thận, gan, dạ dày, cần tuân theo chỉ định từ các bác sĩ.
    • Nhóm thuốc giãn cơ: Người bệnh có thể sử dụng thuốc Myonal, Mydocalm để giải phóng sự chèn ép, giúp các cơ giãn ra, người bệnh sẽ vận động linh hoạt hơn.
    • Thuốc tiêm Corticoid.

    Thuốc trị thoát vị đĩa đệm các nước

    Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản

    • Thuốc Glucosamine DHC
    • Thuốc Flex Power EX
    • Thuốc Glucosamine của Orihiro
    • Thuốc Q&P
    • Thuốc Squalene Orihiro

    Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm của Mỹ

    • Thuốc Davinci Discovery
    • Thuốc Bi-Jcare
    • Thuốc Glucosamine Chondroitin MSM
    • Thuốc Jex Max

    Những loại thuốc tây chữa thoát vị đĩa đệm

    Những loại thuốc tây chữa thoát vị đĩa đệm

    Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

    Có nhiều cách để điều trị căn bệnh này như chữa bằng bài thuốc dân gian với những cây thuốc trong vườn như: chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt, đu đủ, củ nghệ, xương rồng, cây chìa vôi, cây tía tô, lá lốt, ngải cứu.

    Những bài thuốc nam trên đều có độ an toàn cao và cơ chế điều trị bệnh tận gốc nhưng cần thời gian kiên trì áp dụng.

    Bài thuốc từ cây cỏ xước

      Chuẩn bị nguyên liệu:

      • 20g mỗi loại cỏ xước, ý dĩ, thiên niên kiện, tô mộc, ngải cứu, lá lốt, cẩu tích, củ ráy.
      • 16g đỗ trọng.

      Cách thực hiện:

      • Hỗn hợp này phơi khô và sắc với 6 bát nước.
      • Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 2 bát thì dừng lại.
      • Chia làm 2 lần uống trong ngày sau các bữa ăn.

      Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

      Sau đây là hướng dẫn một số cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu mà bạn có thể áp dụng:

      • Ngải cứu với bưởi: Chuẩn bị 1 lít rượu, 1 quả bưởi, 300g ngải cứu khô. Bưởi giữ vỏ, thái thành lát mỏng, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi ngâm với rượu. Để khoảng 2 tuần là sử dụng được.
      • Ngải cứu kết hợp với muối: Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản được nhiều người áp dụng nhất. Chỉ cần trộn ngải cứu và muối với nhau rang nóng lên rồi đắp lên vùng lưng, cổ bị thoát vị đến khi nào nguội thôi. Có thể rang nóng lại và chườm thêm lần nữa để đặt được hiệu quả tốt nhất.
      • Ngải cứu với rượu trắng: Chuẩn bị 2 chén rượu và 300g ngải cứu. Cách thực hiện như sau: ngải cứu đem thái nhỏ, trộn với rượu, xào nóng lên, lấy khăn mỏng gói hỗn hợp lại rồi chườm vào vị trí thoát vị, kết hợp thêm xoa bóp để đạt hiệu quả tối đa.
      • Ngải cứu và dấm gạo: Chuẩn bị khoảng 200ml dấm gạo, 1 bó ngải cứu tươi. Cho các nguyên liệu vào nồi đun nóng lên, lấy vải sạch đựng hỗn hợp rồi chườm vào vùng bị đau thoát vị đĩa đệm.

      Một số nghiên cứu mới đây đã tìm ra trong cây ngải cứu có chứa rất nhiều thành phần dược tính giúp kháng khuẩn như: thuyon, cinelo, dehydro matricaria este có thể giảm đau ở dây thần kinh.

      Trong sách Đông y có ghi: “Ngải cứu có mùi thơm, tính ấm, vị đắng, trong nó có chứa thành phần tinh dầu có thể làm giảm đau xương khớp”. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu ngày càng được nhiều người bệnh tìm hiểu và áp dụng vì tính hiệu quả trong việc trị bệnh mà cách thực hiện lại rất đơn giản.

      Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?

      Buổi phát sóng chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 số ngày 29 /12/2016, với chủ đề “Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật”, Bs.Th Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã giới thiệu cho người xem đài cả nước bài thuốc An Cốt Nam của Tâm Minh Đường. Ông đánh giá rất cao hiệu quả của bài thuốc đem lại và nhấn mạnh An cốt Nam là giải pháp điều trị mà người bệnh cả nước nên theo đuổi.

      Bác sĩ Toàn đánh giá cao phác đồ điều trị của An Cốt NamBác sĩ Toàn đánh giá cao phác đồ điều trị của An Cốt Nam

      Bác sĩ Toàn đánh giá cao phác đồ điều trị của An Cốt Nam

      An Cốt Nam là một trong những công trình nghiên cứu thành công của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược kết hợp thực hiện. Phụ trách chính trong vai trò nghiên cứu là PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM). Bác sĩ Nghia cùng cộng sự đã xây dựng một lộ trình điều trị bài bản, tổng hợp toàn bộ ưu điểm, loại bỏ nhược điểm của các phương pháp cũ. Đây cũng là lý do vì sao An Cốt Nam lại nhận được sự đánh giá cao từ phía chuyên gia.

      Cơ chế tác dụng của An Cốt NamCơ chế tác dụng của An Cốt Nam

      Cơ chế tác dụng của An Cốt Nam

      Cụ thể, An Cốt Nam được xây dựng dựa trên một lộ trình điều trị bài bản, bao gồm: thuốc uống, cao dán và vật lý trị liệu, tạo thành một chiếc “Kiềng 3 chân” vững chãi đi sâu vào nguyên nhân gây bệnh, giúp đả thông kinh lạc, khu phong trừ thấp, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, bào mòn và đưa dưỡng chất phục hồi sụn khớp.

      Thực tế, sau hơn 10 năm ứng dụng, An Cốt Nam đã mang lại ánh sáng cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm hành hạ. Trong số đó phải kể đến MC Quyền Linh.

      Nhờ sự kiên trì và tin tưởng sử dụng An Cốt Nam, giờ đây Linh đã có thể tiếp tục cống hiến cho khán giả của mình. Cảm ơn các thầy thuốc đã hướng dẫn Linh rất nhiệt tình cho đến khi hết bệnh thoát vị đĩa đệm” – MC Quyền Linh chia sẻ.

      Những bệnh nhân may mắn khác có cơ hội tiếp cận tới An Cốt Nam đều đạt kết quả điều trị rất khả quan. Độc giả quan tâm có thể lắng nghe câu chuyện của họ trong video dưới đây:

      Nhờ sự thành công của An Cốt Nam đã giúp nhà thuốc Tâm Minh Đường nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” vào năm 2018. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám với mong muốn mang lại giá trị đích thực cho bệnh nhân trên khắp cả nước.

      Dứt điểm ngay thoát vị đĩa đệm với chi phí phải chăng!

      Thông tin liên hệ:

      Địa chỉ nhà thuốc

      Địa chỉ nhà thuốc

      Những điều cần lưu ý trong quá trình chữa & điều trị thoát vị đĩa đệm

      Tuân thủ phác đồ điều trị

      Việc tự ý sử dụng những bài thuốc tự bốc, không kê toa, không có phác đồ điều trị rõ ràng là nguyên nhân hàng đầu khiến việc chữa thoát vị đĩa đệm không khỏi.

      Trong thực tế, những loại thuốc thuốc giảm đau Tây y hoặc Đông y thường chỉ có hiệu quả giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trong một thời gian ngắn, người bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Bên cạnh đó, khi sử dụng những loại thuốc này quá nhiều sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc đột quỵ, suy thận, đau tim, thủng dạ dày

      Vì vậy, để chữa thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả nhanh thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng đúng phương pháp điều trị.

      Kiên trì chữa bệnh

      Tâm lý nóng lòng muốn chữa khỏi bệnh nhanh chóng là tâm lý chung của những người bệnh. Điều này khiến người bệnh tự ý bỏ liệu trình hoặc thay đổi liệu trình liên tục. Nhưng thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm rất phức tạp nên phải cần thời gian và cần sự kết hợp của nhiều liệu trình với nhau mới có thể chữa khỏi.

      Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

      Chế độ sinh hoạt đúng, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi bệnh. Do đó, người bệnh sẽ bị tái đau hoặc bệnh tái phát trở lại nếu bệnh nhân không thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày.

      Nhiều trường hợp bệnh nhân đã chữa khỏi 60-70% nhưng sau khi điều trị xong lại tiếp tục khuân vác vật nặng khiến bệnh tái phát trở lại.

      Kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời gian bị bệnh, thái độ của người bệnh, mức độ phù hợp của phương pháp điều trị. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì điều trị để có được kết quả tốt nhất.

      Các hoạt động nên thực hiện

      Để chữa bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý thực hiện những hoạt động sau đây:

      • Nghỉ ngơi trong một tư thế thoải mái khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn nhưng không nên nằm quá lâu
      • Các bài tập chuyên dành cho thoát vị đĩa đệm thắt lưng

      Các hoạt động cần tránh

      Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số hoạt động cần tránh như:

      • Không được ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này sẽ khiến áp lực lên đĩa đệm cột sống tăng gấp 3 lần
      • Khi ngồi làm việc bằng máy tính, người bệnh không được ngồi khom lưng, điều này sẽ gây nhiều áp lực lên đĩa đệm
      • Không được bê vác đồ vật nặng, vì hành động này sẽ gây nhiều áp lực lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm, nhất là khi bê sai tư thế
      • Không chạy nhảy hoặc cử động mạnh phần thắt lưng
      • Đĩa đệm rất nhạy với những áp lực dù là nhỏ, do đó bạn không nên cười, ho hoặc hắt hơi quá mạnh
      • Không nên nằm quá nhiều, điều này sẽ khiến các cơ khớp dần bị co cứng, mất đi tính linh hoạt

      Nguồn tham khảo:

      • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095
      • https://www.aans.org/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Herniated-Disc

      Hidden Content

       

       xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

       

      điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

      dienhoavip.vndiachishophoa.vn , diadiemshophoa.vn 

      xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa  , điện hoa 

       

      Rate this post
      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *