Bệnh Về Khớp

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thuốc điều trị

Thoái hóa khớp là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Tình trạng thoái hóa khớp có thể xảy ra do di truyền, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây tàn phế suốt đời. Dưới đây là những thông tin về thoái hóa khớp gối là gì và những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị .

xem thêm : shop hoa tươi phú yên

xem thêm…

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp hay còn được gọi là viêm xương khớp (OA), đây là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp bị mòn đi. Điều này xảy ra dẫn đến xương khớp cọ xát với nhau và giảm khả năng giảm sốc của sụn. Xương khớp cọ xát với nhau dẫn đến sưng, đau, cứng, giảm khả năng vận động, thậm chí có thể hình thành gai xương.

Thoái hóa khớp là một bệnh lý mãn tính, thường xảy ra ở những người cao tuổi, đặc biệt là từ 40 đến 60 tuổi. Theo các nhà khoa học, tác nhân hàng đầu dẫn tới thoái hóa khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người hoặc hay phải chịu áp lực quá tải kéo dài.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp ở đầu gối bị hao mòn. Đây là một hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn khớp.

Thoái hóa khớp gối phát triển một cách âm thầm, thường phải mất một vài năm để phát triển. Các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên rất khó để phát hiện sớm.

quá trình thoái hóa khớp gối

Quá trình thoái hóa khớp gối

Những giai đoạn phát triển của bệnh:

Giai đoạn 1: Khởi phát

Tình trạng loãng xương có thể phát triển ở đầu gối, có thể gây ảnh hưởng nhẹ đến sụn khớp. Giai đoạn này thường không có sự hao mòn rõ ràng của lớp đệm tự nhiên giữa sụn khớp.

Những người bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 1 thường không cảm thấy đau nhức hoặc cảm thấy khó chịu, hình ảnh khớp trên X-quang cũng bình thường.

Giai đoạn 2: Nhẹ

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể cảm nhận được những triệu chứng và bác sĩ có thể phát hiện ra một số dấu hiệu thoái hóa khớp.

Những hình ảnh X-quang khớp đầu gối và phương pháp khác có thể cho thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn đi. Không gian giữa các xương vẫn xuất hiện bình thường nhưng khu vực các mô và xương gặp nhau sẽ bắt đầu cứng lại.

Khi các mô cứng lại sẽ khiến cho xương phát triển và dày hơn. Một phần xương mỏng cũng có thể sẽ phát triển ở bên dưới sụn của khớp. Lúc này, người bệnh có thể bị cứng khớp hoặc đau nhức ở khớp. Khu vực xung quanh khớp gối có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu và cứng sau khi ngồi trong một thời gian dài.

Người bệnh có thể có một số ảnh hưởng nhỏ, các xương không cọ xát vào nhau. Chất nhầy hoạt dịch vẫn còn, nó giúp giảm ma sát và hỗ trợ chuyển động của đầu gối.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Giai đoạn 3: Trung bình

Khi bước sang giai đoạn 3, những tổn thương của sụn khớp đã bắt đầu phát triển, khoảng cách giữa các xương bị thu hẹp, hình ảnh X-quang sẽ cho thấy sự hao mòn sụn khớp rõ ràng.

Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ, uốn cong, chạy bộ, quỳ. Khi thoái hóa khớp phát triển, sụn khớp tiếp tục hao mòn và vỡ ra. Xương sẽ phản ứng bằng cách phát triển dày lên ra bên ngoài để tạo thành cục.

Các mô ở khớp sẽ bị viêm và có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch, điều này dẫn đến sưng. Đây được gọi là tình trạng viêm bao hoạt dịch đầu gối.

Giai đoạn 4: Nặng

Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của thoái hóa khớp, các triệu chứng xuất hiện rất rõ ràng. Khoảng cách giữa các xương trong khớp tiếp tục bị thu hẹp dẫn đến sụn bị phá vỡ mạnh hơn. Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy các đầu xương – tức là sụn khớp đã bị hao mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại một ít.

Ở giai đoạn này, tình trạng cứng khớp xuất hiện nhiều hơn, viêm liên tục và chất nhầy xung quanh khớp cũng giảm dần. Ma sát trong khớp xảy ra nhiều gây đau nhức khó chịu, nhất là khi di chuyển.

Nếu người bệnh không được điều trị tốt, xương có thể bị biến dạng và đau nhức do hao mòn sụn không đối xứng. Người bệnh có thể phải điều trị phẫu thuật ngay lập tức.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Ai dễ bị thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp rất phổ biến. Nó có thể xảy ra ở tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nguy cơ bị thoái hóa khớp bắt đầu tăng mạnh lên khi bước sang độ tuổi 45.

Theo các chuyên gia xương khớp, tỉ lệ thoái hóa khớp ở đầu gối là cao nhất trong những trường hợp thoái hóa khớp khác. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn so với nam giới.

Nguy cơ bị thoái hóa khớp gối

Nguy cơ bị thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp là tuổi tác. Hầu như ai khi về già cũng sẽ bị thoái hóa khớp ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm hơn.

  • Tuổi tác: Khi về già thì khả năng chữa lành và tái tạo lại sụn khớp giảm dần.
  • Cân nặng: Khi cân nặng cơ thể càng lớn sẽ càng làm tăng áp lực lên các khớp, nhất là khớp gối.
  • Di truyền: Những đột biến gen có thể khiến bạn tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp. Hoặc cũng có thể là do bất thường di truyền trong cấu trúc của xương bao quanh khớp.
  • Giới tính: Phụ nữ ở độ tuổi 55 trở lên có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới.
  • Chấn thương: Những người thường xuyên quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng (55 pounds trở lên) có thể gây áp lực cho khớp.
  • Vận động viên thể thao: Những người chơi đá bóng, chạy đường dài, tennis có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Do bệnh lý khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Những triệu chứng của thoái hóa khớp đầu gối có thể xuất hiện gồm:

  • Sưng tại các vị trí khớp
  • Cơn đau xuất hiện và tăng lên khi di chuyển, đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi
  • Cảm giác nóng trong khớp
  • Cứng khớp, nhất là vào buổi sáng và khi ngồi lâu
  • Có tiếng kêu rắc rắc khi chuyển động đầu gối
  • Giảm khả năng vận động

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp mới nhất

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra thể chất của người bệnh. Những biện pháp kiểm tra khớp và phạm vi hoạt động của khớp cũng được bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện.

Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh của bạn và bất kỳ triệu chứng nào. Bạn hãy chắc chắn liệt kê những yếu tố khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc tốt hơn để giúp bác sĩ xác định chính xác bệnh. Ngoài ra có thể hỏi về những người thân trong gia đình có ai bị thoái hóa khớp.

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng X-quang

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng X-quang

Ngoài ra, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:

  • Hình ảnh X-quang thoái hóa khớp gối: Có thể cho thấy những tổn thương sụn khớp và đầu xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (Mri): Có thể được yêu cầu nếu hình ảnh X-quang không đưa ra kết quả rõ ràng hoặc tia X cho thấy tổn thương ở mô khớp.
  • Xét nghiệm máu: Có thể giúp loại trừ những bệnh lý xương khớp khác như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp khác do rối loạn trong hệ thống miễn dịch.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Điều trị thoái hóa khớp

Tùy thuộc vào giai đoạn thoái hóa khớp và tình trạng phát triển nhanh như thế nào sẽ có lựa chọn điều trị phù hợp.

Điều trị ở giai đoạn 1

Người bệnh có thể sử dụng acetaminophens hoặc các loại thuốc không kê đơn (OTC) khác để giảm triệu chứng đau. Thực hiện kèm các bài tập thể dục giúp xương khớp linh hoạt và chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số chất bổ sung như glucosamine và chondroitin. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu nào chứng minh các chất bổ sung giúp ích.

Điều trị ở giai đoạn 2

Người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày để tránh những cơn đau khớp. Những biện pháp điều trị có thể gồm:

  • Uống thuốc giảm đau
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt
  • Sử dụng nẹp đầu gối để giảm áp lực lên bề mặt khớp

Điều trị ở giai đoạn 3

Những phương pháp điều trị có thể áp dụng bao gồm:

  • Uống thuốc giảm đau OTC như acetaminophen
  • Uống thuốc giảm đau kê theo toa bao gồm: oxycodone hoặc codein
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic

Điều trị ở giai đoạn 4

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, sụn khớp đã hao mòn đáng kể hoặc hết hoàn toàn. Người bệnh cần phẫu thuật ngay để thay thế hoặc sửa lại khớp.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Những lựa chọn phẫu thuật thoái hóa khớp bao gồm nội soi khớp, cắt bỏ xương và phẫu thuật thay thế khớp mới.

  • Nội soi khớp: Bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi để quan sát không gian khớp. Lúc này bác sĩ sẽ dễ dàng loại bỏ sụn khớp bị viêm hoặc làm sạch bề mặt xương và sửa chữa các mô tổn thương của khớp. Phương pháp phẫu thuật nội soi thường được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi.
  • Cắt bỏ xương: Đây là một phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích tạo liên kết đầu gối tốt hơn. Phẫu thuật cắt bỏ xương có thể được yêu cầu nếu bạn chỉ bị tổn thương ở một vị trí của đầu gối.
  • Phẫu thuật thay thế khớp: Đây là một phương pháp phẫu thuật trong đó khớp được thay thế bằng bộ phận nhân tạo làm từ nhựa hoặc kim loại. Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng.

Thoái hóa khớp uống thuốc gì?

Những loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối

Những loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối

Bạn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không kê đơn như: acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen natri (Aleve).

Lưu ý, bạn không được uống thuốc không kê đơn quá 10 ngày mà chưa kiểm tra ý kiến bác sĩ. Vì những loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Nếu những loại thuốc này không giúp giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc chống viêm hoặc các loại thuốc khác theo toa.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra phương pháp điều trị thoái hóa khớp đầu gối bằng tế bào gốc để tái tạo lại sụn khớp đã mất. Tuy nhiên, phương pháp này tốn rất nhiều chi phí và có thể không hiệu quả với những người trên 35 tuổi.

Những tác dụng phụ của cách điều trị bằng tế bào gốc có thể xảy ra bao gồm:

  • Phản ứng bất lợi tại chỗ tiêm
  • Các tế bào sinh sản sai vị trí
  • Sự thất bại của các tế bào để làm việc như mong đợi
  • Nguy cơ của khối u

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Người bệnh thực hiện những thay đổi dưới đây có thể giúp giảm triệu chứng đau hoặc giảm quá trình phát triển của thoái hóa khớp đầu gối.

  • Duy trì cân nặng: Việc duy trì cân nặng vừa phải sẽ giúp giảm những áp lực lên đầu gối.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Nồng độ đường trong máu cao có thể gây ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của sụn.
  • Tập thể dục hàng ngày: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp các khớp linh hoạt và khỏe mạnh hơn, tăng cường sức mạnh cơ bắp. Bạn nên đi bộ hoặc bơi trong khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh chấn thương: Những tổn thương ở khớp có thể sẽ phát triển thoái hóa khớp sau này. Bạn nên sử dụng đồ bảo hộ và mang giày vừa vặn khi chơi thể thao để giảm chấn thương.

Giải pháp điều trị thoái hóa khớp gối toàn diện

Đa phần các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối hiện nay đều nhằm mục đích phục hồi tổn thương, chứ chưa giải quyết được tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Trong chương trình “Sức khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã chia sẻ cho người xem đài cả nước bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối theo ông là có hiệu quả điều trị toàn diện nhất, mang tên An Cốt Nam. Bác sĩ Toàn chia sẻ: “An Cốt Nam là một trong bài thuốc đông y hiếm hoi biết tận dụng sức khỏe của việc luyện tập vào trong phác đồ điều trị. Từ đó mang lại tác động từ trong ra ngoài, giúp triệt tiêu căn nguyên gây bệnh và dự phòng tái phát hiệu quả“.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Phác đồ An Cốt Nam

Phác đồ An Cốt Nam

Phác đồ “Kiềng 3 chân” của An Cốt Nam:

Thuốc uống:

  • Được xây dựng từ hai bài thuốc cổ phương là độc hoạt tang sinh ký và quyên tý thang. Đặc biệt, sự phối hợp của các vị thuốc quý như Bí Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo, Sâm Ngọc Linh,… theo tỷ lệ vàng đã làm nên hướng đi mới cho việc chữa thoái hóa khớp gối tại Việt Nam.

Ưu điểm của bài thuốc uống An Cốt Nam

Ưu điểm của bài thuốc uống An Cốt Nam

  • Mang lại tác động khu phong, tán hàn, đào thải độc tố, giảm tình trạng sưng viêm, tăng sản sinh chất nhờn tại khớp gối giúp vận động linh hoạt.

Cao dán:

  • Thành phần gồm các dược liệu có đặc tính ấm nóng, cao dán An Cốt Nam giúp tác động trực tiếp vào vùng sụn khớp bị tổn thương, mang lại tác dụng giảm đau tức thì chỉ sau 1-2h sử dụng.

Hiệu quả của An Cốt Nam được kiểm chứng trên 6000 bệnh nhân

Hiệu quả của An Cốt Nam được kiểm chứng trên 6000 bệnh nhân

Vật lý trị liệu:

  • Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, đốt thuốc ống tre, lồng xông ngải,…
  • Giải phóng chèn ép, tăng sự dẻo dai khớp gối, đả thông kinh mạch, dự phòng tái phát.

Bệnh nhân khi tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ nhận được kết quả điều trị như sau:

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

Lộ trình chữa thoái hóa khớp gối

Lộ trình chữa thoái hóa khớp gối

Trong gần 10 năm hoạt động An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn người điều trị thoái hóa khớp gối và nhiều bệnh nhân xương khớp thành công. Trong số đó có cả những người nổi tiếng như MC Quyền Linh và NS Mạc Can.

An Cốt Nam có gì đặc biệt?

An Cốt Nam có gì đặc biệt?

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, bấm vào khung “chat cùng bác sĩ” ngay dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tình trạng thoái hóa khớp gối là gì và những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho mọi người những kiến thức bổ ích nhất.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân

 

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

dienhoavip.vncong vẹo cột sống , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa  , điện hoa 

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *