Bệnh Về Thận

Bệnh suy thận là gì?

Bệnh suy thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, có chữa khỏi không?

Suy thận là bệnh nguy hiểm, gây tử vong ở người bệnh. Vì thế, cần nhận biết được triệu chứng, nguyên nhân nào gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.

xem thêm : shop hoa tươi phú yên

xem thêm…

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận tiếng anh là kidney failure, chỉ sự tổn thương, suy giảm các chức năng thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải, điện giải, kích thích tạo máu, điều hòa dịch, tổng hợp vitamin D hoặc toan kiềm…

 

bệnh suy thận là gì

Diễn biến suy thận

Suy thận diễn biến từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, chức năng của thận hoàn toàn có thể phục hồi. Tuy nhiên, khi bệnh bước vào giai đoạn mãn tính thì rất khó để phục hồi được chức năng thận. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh diễn biến như sau:

  • Suy thận độ 1 (giai đoạn đầu): Đây là giai đoạn nhẹ nhất, các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan, coi nhẹ. Nồng độ creatinin máu (mmol/l) và mức độ lọc cầu thận (ml/phút) ở giai đoạn này < 130 mmol/l và >= 90 ml/phút.
  • Suy thận độ 2: Triệu chứng bệnh rõ ràng hơn như tiểu nhiều đặc biệt về ban đêm. Nồng độ creatinin máu (mmol/l) và mức độ lọc cầu thận (ml/phút) ở giai đoạn này 130 – 299 mmol/l và 60 – 89 ml/phút.
  • Suy thận độ 3: Bệnh diễn tiếng nặng hơn, chức năng của thận suy giảm đến 75 – 80%. Nồng độ creatinin máu (mmol/l) và mức độ lọc cầu thận (ml/phút) ở giai đoạn này 300 – 499 mmol/l và 30 – 59 ml/phút.
  • Suy thận độ 4: Bệnh bước vào giai đoạn nặng, chức năng thận suy giảm 85 – 90%. Nồng độ creatinin máu (mmol/l) và mức độ lọc cầu thận (ml/phút) ở giai đoạn này 500 – 899 mmol/l và 15 – 29 ml/phút.
  • Suy thận độ 5 (giai đoạn cuối): Chức năng của thận gần như đã mất hoàn toàn. Nồng độ creatinin máu (mmol/l) và mức độ lọc cầu thận (ml/phút) ở giai đoạn này > 900 mmol/l và < 15 ml/phút.

Bệnh suy thận là gì?

Nhận biết dấu hiệu suy thận

Cần nhận biết các triệu chứng dấu hiệu suy thận để phát hiện bệnh sớm, tránh trường hợp phát hiện bệnh khi đã quá nặng, có biến chứng xảy ra. Lúc này việc điều trị gặp khó khăn và tốn kém hơn, thậm chí tính mạng bị đe dọa.

 

dấu hiệu suy thận

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu sau thì có thể bạn đang bị suy thận ở giai đoạn đầu:

  • Nước tiểu bất thường như có nhiều bọt, có thể có máu, có màu sắc khác bình thường, lượng nước tiểu giảm….
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Ngứa ngáy, phát ban
  • Người mệt mỏi
  • Chân tay có dấu hiệu phù nề
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Chóng mặt, buồn nôn

Bệnh suy thận là gì?

Triệu chứng suy thận điển hình

Sau giai đoạn đầu, bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng bệnh trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Những triệu chứng suy thận gồm:

  • Người mệt mỏi, yếu, chán ăn, buồn nôn và nôn
  • Lượng nước tiểu thay đổi, tiểu nhiều về đêm
  • Màu sắc nước tiểu thay đổi
  • Mất ngủ hoặc những vấn đề về giấc ngủ khác
  • Hay bị nấc cụt
  • Ngứa ngáy, phát ban kéo dài
  • Bàn chân, mắt cá chân bị sưng phù
  • Hay bị chuột rút, cơ bắp co giật
  • Tinh thần bị giảm sút
  • Khó thở nếu như chất lỏng bị tích tụ ở trong phổi
  • Đau tức ngực nếu xảy ra tình trạng tràn dịch màng tim
  • Đặc biệt, bị huyết áp cao và rất khó kiểm soát

Nguyên nhân suy thận

Nguyên nhân dẫn đến suy thận được chia thành 2 nhóm chính do bệnh lý và do thói quen lối sống thiếu khoa học.

 

nguyên nhân suy thận

Do bệnh lý

Những bệnh lý có thể gây là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận gồm có:

  • Tiểu đường: Nguyên nhân bệnh lý gây suy thận hàng đầu. Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh có thể bị biến chứng về thận, trong đó có suy thận. Hiện nay, số lượng tiểu đường ngày càng cao, kéo theo số người bị suy thận cũng tăng cao.
  • Các bệnh đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu, viêm thận, bể thận, viêm cầu thận, ứ nước bể thận, viêm đài bể thận, viêm ống thận mô kẽ, sỏi đường tiết niệu, trào ngược nước tiểu lên thận, trào ngược bàng quan niệu quản…
  • Bệnh thận đa nang có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận
  • Bệnh nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A, sốc nhiễm trùng do các vi khuẩn có độc lực cao gây ra.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng lao, kháng viêm không steroid, kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, thuốc cản quang, thuốc hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư…
  • Chấn thương gây ra tình trạng mất máu
  • Mất nước
  • Biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, sản giật…

Bệnh suy thận là gì?

Do thói quen sinh hoạt, lối sống thiếu khoa học

Chức năng của thận bị tổn thương có thể bắt nguồn từ những thói quen sống hàng ngày mà chúng ta không hề lường trước. Các thói quen thiếu khoa học có thể gây suy thận gồm có:

  • Không uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt là các vận động viên thể dục thể thao hoạt động nhiều. Thói quen này khiến cho chất thải không được bài tiết ra ngoài, lượng độc tố ở nước tiểu tăng cao.
  • Chế độ ăn uống quá mặn (nhiều muối) dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, lượng máu trong thận lưu thông không ổn định, gây suy giảm chúc năng thận.
  • Uống nhiều đồ uống có ga, nước ngọt làm cho nồng độ pH trong cơ thể thay đổi. Uống trong thời gian dài, thận bị tạo thêm gánh nặng, dễ dẫn đến tình trạng thận bị hư hại.
  • Ăn nhiều đồ ăn sẵn chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản hoặc bánh mì. Những chất phụ gia, chất bảo quản tác động không tốt cho thận, máu và hệ thần kinh trung ương.

Bệnh suy thận là gì?

Nguy cơ mắc bệnh

Những đối tượng sau đây cần cảnh giác vì có nguy cơ cao bị bệnh suy thận:

  • Người bị mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu (máu nhiễm mỡ có hàm lượng cholesterol cao)
  • Mắc các bệnh về tim mạch
  • Hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm
  • Người thừa cân béo phì
  • Gia đình đang có người bị suy thận hoặc tiền sử có người bị bệnh
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên
  • Người Mỹ bản xứ hoặc gốc Phi, gốc Á

Ngoài ra, bệnh suy thận có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Bị bệnh về gan hoặc bệnh thận khác
  • Nhập viện, điển hình là phải chăm sóc đặc biệt
  • Bị tiểu đường, cao huyết áp và suy tim
  • Tuổi cao
  • Bị bệnh động mạch ngoại vi (mạch máu ở chân, cánh tay bị tắc nghẽn)

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận có chữa được không?

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ thì bệnh xảy ra trong vài ngày và chức năng phận có thể phục hoàn toàn hoặc phục hồi được một phần chức năng của thận sau khi được điều trị đúng phương pháp trong vài tuần.

Tuy nhiên, khi bệnh đã ở giai đoạn nặng mãn tính thì việc chữa trị không phục hồi được chức năng của thận. Quá trình chữa bệnh chỉ giúp làm giảm sự diễn tiến bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Như vậy, bệnh suy thận có chữa được không? Bệnh có thể chữa khỏi được nếu ở giai đoạn nhẹ, còn không thể chữa khỏi được nếu bệnh đã tiến triển nặng.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Suy thận làm tổn thương đơn vị cấu trúc của thận (nephron) khiến cho chất thải cặn bã ở trong máu không loại bỏ được ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Khi đó, chức năng của thận có thể mất hoàn toàn, suy thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong ở người bệnh. Những biến chứng bệnh có thể gây ra như:

  • Chân tay bị sưng phù do cơ thể giữ nước
  • Mắc bệnh tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, huyết áp cao, phù phổi cấp
  • Thiếu máu, hàm lượng kali ở trong máu tăng cao, có thể gây tử vong
  • Xương bị yếu, nguy cơ gãy xương tăng cao
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương dẫn đến tình trạng khó tập trung, tính cách thay đổi
  • Co giật
  • Ham muốn tình dục suy giẩm, thậm chí bất lực
  • Dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Nếu mẹ bầu bị suy thận thì có thể làm tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi
  • Tử vong

Có thể thấy, bệnh suy thận là bệnh nguy hiểm, gây tử vong ở người bệnh. Chính vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cảnh báo bạn đang bị suy thận, hãy đến bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh suy thận là gì?

Chẩn đoán suy thận

Bệnh suy thận ở giai đoạn đầu không có triệu chứng đặc trưng, rõ nét, thậm chí không có dấu hiệu nhận biết. Chính vì thế để chẩn đoán được bệnh thì cách duy nhất là thực hiện xét nghiệm. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, cần thực hiện xét nghiệm thận nếu như đang mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường hoặc tiền sử trong gia đình có người bị suy thận.

Các xét nghiệm trong chẩn đoán suy thận gồm có:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định albumin trong nước tiểu. Albumin chính là loại protein có thể có trong nước tiểu khi chức năng thận suy giảm.
  • Xét nghiệm máu: Mục đích để kiểm tra GFR mức lọc cầu thận.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm khác như:

  • Tiến hành đo huyết áp: Nếu chỉ số huyết áp tăng cao thì có thể là biểu hiện của bệnh suy thận.
  • Siêu âm: Đánh giá được cấu trúc và kích thước của thận. Một vài trường hợp có thể dùng phương pháp chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn.
  • Sinh thiết thận: Xác định được các nguyên nhân, yếu tố nào gây ra bệnh suy thận.

Bệnh suy thận là gì?

Điều trị suy thận

Quá trình điều trị bệnh suy thận phụ thuộc vào nguyên nhân và bệnh đang ở giai đoạn nào.

 

điều trị suy thận

Bệnh ở giai đoạn nhẹ

Suy thận ở giai đoạn nhẹ có biện pháp chữa trị có thể phục hồi được chức năng thận, người bệnh cần phải:

  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị
  • Có chế độ ăn uống nghiêm ngặt: Đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần phải giảm muối và chất đạm trong khẩu phần ăn.

Bệnh ở giai đoạn nặng

Đa số các trường hợp phát hiện bị suy thận khi đã ở giai đoạn mãn tính nên không thể chữa trị, phục hồi được chức năng thận khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, làm chậm quá trình phát triển của bệnh, chữa trị nguyên nhân và làm giảm các biến chứng xảy ra.

Điều trị nguyên nhân

Các bác sĩ sẽ thực hiện chữa trị khỏi nguyên nhân suy thận. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có biện pháp điều trị khác nhau. Mặc dù vậy, quá trình điều trị nguyên nhân không làm giảm tổn thương thận mà tình trạng chức năng thận có thể xấu đi ngay cả khi nguyên nhân đã được kiểm soát.

Bệnh suy thận là gì?

Điều trị biến chứng

Để người bệnh sống thoái mái, dễ chịu hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các biến chứng. Trong trường hợp suy thận ở giai đoạn cuối, chức năng của thận gần như mất hoàn toàn, cơ thể không kịp loại bỏ chất thải ra ngoài, biện pháp điều trị sẽ là chạy thận hoặc ghép thận.

Chạy thận nhân tạo

Phương pháp này giúp loại bỏ chất thải, cặn bã và nước dư thừa ở trong máu do thận không lọc được. Các bác sĩ sẽ sử dụng máy lọc chất thải cặn bã và chất lỏng dư thừa từ máu ra ngoài.

Thẩm phân phúc mạc

Thẩm phân phúc mạc cũng có tác dụng tương tự như biện pháp chạy thận. Tuy nhiên, ở phương pháp này, các bác sĩ tiến hành đưa một ống vào trong bụng, sau đó bơm chất lỏng vào để hấp thụ chất thải. Sau một khoảng thời gian nhất định, chất lỏng được tháo ra ngoài, chất thải cặn bã ở trong cơ thể cũng sẽ ra theo.

Phẫu thuật ghép thận

Ghép thận là sử dụng quả thận khỏe mạnh do người khác hiến tặng thay cho quả thận không còn chức năng của người bệnh. Thận được dùng để ghép có thể từ người đã mất hoặc còn sống. Sau khi thực hiện phẫu thuật ghép thận, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc suốt đời để cơ thể của bạn thích nghi với quả thận mới.

Sử dụng thuốc

Nếu không lựa chọn biện pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận thì sẽ được chữa trị bằng thuốc tân dược. Nhưng lựa chọn cách chữa suy thận bằng thuốc tuổi thọ sẽ không được kéo dài.

Bệnh suy thận là gì?

Phòng ngừa bệnh suy thận hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là chúng ta cần thay đổi lối sống, cụ thể như sau:

  • Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá
  • Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, giảm đạm và giảm muối
  • Uống đủ nước, mỗi ngày uống từ 2 – 2,5 lít nước, đặc biệt trong những ngày nắng nóng hoặc hoạt động thể chất ra nhiều mồi hôi
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng
  • Luôn kiểm soát nồng độ cholesterol và đường trong máu
  • Giữ huyết áp ở mức bình thường < 140/90 mm Hg

Bệnh suy thận là gì?Bài thuốc Đông y chữa suy thận

Những thông tin kể trên đã phần nào giải thích cho bạn suy thận là gì và những liệu pháp điều trị phổ biến. Hiện nay, xu hướng điều trị suy thận bằng thảo mộc tự nhiên được nhiều người bệnh quan tâm bởi tính an toàn cao. Một trong những bài thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá rất tốt hiện nay là bài thuốc Cao Bổ Thận của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược, người bệnh có thể tham khảo thêm.

Cao Bổ Thận có thành phần từ 6 vị thảo dược nổi tiếng: Dây đau xương, Cẩu tích, Xích đồng, Cỏ xước, Tục đoạn và Tơ Hồng Xanh. Các vị thuốc này được phối trộn với nhau theo một “tỷ lệ vàng” để chữa suy thận theo cơ chế:

Cơ chế điều trị suy thận

Cơ chế điều trị suy thận

Toàn bộ thảo dược dùng để bào chế thuốc đều được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế) nên đảm bảo chất lượng luôn tốt nhất.

Ngoài ra, Nhà thuốc đã quyết định bào chế thuốc thành dạng cao đặc nguyên chất theo phương pháp cổ truyền. Đây là cách chiết xuất tinh chất dược liệu ở nhiệt độ cao (100 độ C) trong suốt 48 giờ liên tục. Cách bào chế này đảm bảo giữ nguyên được hàm lượng dược chất quý có trong thảo mộc, đồng thời giúp bẻ gãy các liên kết khó hấp thụ, bổ trợ cho quá trình thẩm thấu vào thành dạ dày của người bệnh tốt hơn.

Tìm hiểu thêm về ưu điểm của thuốc dạng cao qua video sau:

Bệnh suy thận là gì?

Trong thực tế điều trị, Cao Bổ Thận đã đồng hành cùng hàng ngàn người bệnh trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh lý suy thận. 85% trường hợp cho phản hồi tốt chỉ sau 1-2 liệu trình sử dụng thuốc. Điều này có được cũng nhờ những ưu điểm mà bài thuốc này sở hữu:

ưu điểm của Cao Bổ Thận

Ưu điểm của Cao Bổ Thận

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được rõ và chi tiết hơn bệnh suy thận là gì, nguyên nhân nào gây bệnh, triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, bạn đọc bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bệnh suy thận là gì?

xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

dienhoavip.vncong vẹo cột sống , diadiemshophoa.vn 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa  , điện hoa 

Rate this post
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *